Cơm là một món ăn phổ biến, đặc biệt ở các nước châu Á và Ấn Độ. Người Việt Nam chúng ta hay có thói quen ăn cơm nguội hâm nóng hoặc lấy cơm nguội để chế biến thành món cơm rang. Và không ai trong chúng ta từng có nguy nghĩ rằng cơm có thể gây ra tình trạng ngộ độc hay là các vấn đề về tiêu hóa.
Ít ai nghĩ rằng cơm nguội có thể gây ra tình trạng ngộ độc hay là các vấn đề về tiêu hóa.
Cơm nguội bảo quản sai cách và hâm nóng lại để ăn có thể gây vấn đề về tiêu hóa
Nhiều người trong chúng ta có thói quen cho cơm vào tủ lạnh để bảo quản và đến lúc ăn thì làm nóng chúng lên bằng lò vi sóng chẳng hạn. Tuy nhiên, Fiona Hunter, chuyên gia dinh dưỡng người Anh thuộc tổ chức Healthspan, mới đây tiết lộ rằng bạn nên giữ cơm chín trong tủ lạnh không quá 24 giờ.
Chuyên gia Fiona Hunter cũng cho biết rằng, chúng ta chỉ nên làm nóng lại cơm 1 lần. Sau khi không ăn nữa thì cần cho vào tủ lạnh trong vòng 1 giờ (ở nhiệt độ phòng).
Cô nói: "Bạn có thể hâm nóng lại cơm nhưng bạn cần phải cẩn thận để chắc chắn chỗ cơm đó đã được lưu trữ đúng cách trước đó. Gạo chưa nấu có thể chứa bào tử của vi khuẩn gọi là Bacillus cereus.
Vi khuẩn này có thể tồn tại khi gạo được nấu chín và gây ngộ độc thực phẩm. Nếu cơm đã nấu chín được để ở nhiệt độ phòng, bào tử có thể phát triển thành vi khuẩn và nhân lên nhanh chóng".
Bạn có thể hâm nóng lại cơm nhưng bạn cần phải cẩn thận để chắc chắn chỗ cơm đó đã được lưu trữ đúng cách trước đó.
Bà Hunter giải thích quá trình này tạo ra các độc tố có thể gây ra những cơn ói mửa hoặc tiêu chảy. Vì vậy, điều quan trọng là bạn phải để cơm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt (trong vòng một giờ sau khi bỏ ra ngoài nồi).
Chia sẻ này của chuyên gia Fiona Hunter tiếp nối một kết luận của một chuyên gia về ô nhiễm thực phẩm cảnh báo vào hồi tháng 2 năm ngoái rằng có khả năng hàng ngàn người lớn có thể đang nấu cơm sai.
Ăn cơm nguội hâm nóng có dẫn đến ung thư không?
Trong 1-2 năm trước đây, thông tin ăn cơm nguội hâm nóng có thể dẫn đến ung thư đã khiến không ít người cảm thấy lo ngại.
Thậm chí, không ít người đã nghĩ đến chuyện bỏ cơm nguội đi hoặc nếu không sẽ ăn nguội chứ không làm nóng lại trước khi ăn.
Các chuyên gia y tế đã phản đối thông tin ăn cơm nguội hâm nóng dẫn đến ung thư.
Tuy nhiên, các chuyên gia y tế đã phản đối thông tin này. Theo ThS.BS Lương Quốc Chính, khoa Cấp cứu A9 BV Bạch Mai, cơm nguội hâm nóng có thể gây ngộ độc thực phẩm, nhưng nguyên nhân ngộ độc ở đây không phải là do việc hâm nóng cơm mà là do cách thức bảo quản cơm trước khi hâm nóng chưa đúng cách.
Thành phần chủ yếu của cơm là tinh bột, khi tinh bột được làm nóng đến 60 độ C trở lên sẽ dần dần nở ra cuối cùng biến thành dạng bột hồ, quá trình này gọi là "hồ hóa tinh bột", sẽ ảnh hưởng đáng kể đến tiêu hóa. Không những thế, thời gian để cơm nguội càng lâu, độc tố càng sản sinh ra nhiều.
PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội, cũng cho rằng không có khả năng gây ngộ độc nếu cơm được nấu chín và để nguội trong vòng 24 giờ.
"Cơm nguội không thể gây ngộ độc nếu cơm chưa bị thiu, biến chất. Do vậy, nếu cơm đã bị biến chất thì không nên ăn và trên thực tế không ai ăn cơm thiu cả", ông Thịnh nói.
Ngộ độc thực phẩm do sử dụng lại cơm nguội ở các gia đình thường ít xảy ra hơn ở nhà hàng vì ở gia đình thường nấu với số lượng ít. Còn ở các nhà hàng họ thường nấu rất nhiều cơm để phục vụ khách, nếu cơm thừa các nhà hàng này có thể hâm nóng lại hoặc dùng để làm cơm rang thì cũng rất khó để đảm bảo về chất lượng.
Hãy cho cơm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng một giờ).
Cách bảo quản cơm nguội an toàn
- Ăn cơm ngay khi được nấu chín
- Hãy cho cơm vào tủ lạnh càng sớm càng tốt (tốt nhất trong vòng một giờ).
- Bảo quản cơm trong tủ lạnh không quá hơn một ngày cho tới khi được hâm nóng lại.
- Khi bạn hâm nóng bất kỳ loại cơm nào, luôn nhớ kiểm tra xem đĩa cơm có bốc hơi nóng lên không.
- Không hâm nóng cơm nguội đến 2 lần.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới, các khu vực Châu Phi và Đông Nam Á có gánh nặng bệnh tật do thực phẩm cao nhất. WHO cho biết, trên toàn cầu, cứ 10 người thì có 1 người bị ốm mỗi năm vì ăn thực phẩm bị ô nhiễm (khoảng 600 triệu người trên toàn cầu) - và kết quả là 420.000 người chết. Trẻ em dưới 5 tuổi có nguy cơ đặc biệt cao.
Theo số liệu của WHO, hàng năm có khoảng 125.000 trẻ em tử vong vì các bệnh do thực phẩm gây ra.
Trong số các bệnh liên quan đến thực phẩm, bệnh tiêu chảy chiếm tới một nửa - gây ra 230.000 ca tử vong mỗi năm. Tiêu chảy thường xuất phát từ nguyên nhân do ăn thịt sống hoặc nấu chưa nấu chín, thường gặp nhất là các món trứng, sản phẩm tươi sống và sản phẩm sữa bị nhiễm norovirus, Campylobacter, Salmonella và E. coli gây bệnh.
Nguy cơ mắc bệnh do thực phẩm là nghiêm trọng nhất ở các nước nghèo, với mức độ vệ sinh kém, nước không an toàn và pháp luật an toàn thực phẩm không đủ.
Giáo sư Andy Meharg, từ Đại học Queens Belfast, đã kiểm tra mức độ hóa học sau khi nấu cơm theo 3 cách khác nhau.
Ông phát hiện ra rằng việc nấu ngũ cốc trong nhiều nước sẽ giúp loại bỏ asen, ngăn chặn sự nhiễm độc hóa chất nào có thể xảy ra.
Ngâm gạo qua đêm có thể giảm mức độ độc tố công nghiệp - liên quan đến bệnh tim và ung thư - khoảng 80%.
(Tổng hợp)