Bài viết nhân kỷ niệm 70 năm Ngày toàn quốc kháng chiến và 72 năm thành lập QĐND Việt Nam. Xin giới thiệu nguyên văn (cả ảnh không có chú thích) bài viết với tiêu đề "Quân đội nhân dân Việt Nam: chặng đường chiến đấu vẻ vang và triển vọng phát triển" của tác giả để bạn đọc tham khảo cách nhìn của "người trong ngành" (chuyên gia quân sự) nhưng không phải là "người trong cuộc" về Quân đội ta.
Xin lưu ý là chúng tôi chỉ dịch lại bài viết, không có ý kiến gì về thông tin và dữ liệu trong bài, cố trung thành với văn phong của tác giả. Sau đây là nội dung bài báo:
"Ngày 22/12/1944, đúng 72 năm trước đây, Quân đội nhân dân Việt Nam (QĐNDVN) đã được thành lập.
Chính lực lượng này sau đó đã không chỉ giành chính quyền tại Hà Nội, mà còn giành chiến thắng trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất chống Thực dân Pháp và sau đó đánh bại Đế quốc Mỹ trong cuộc Chiến tranh Đông Dương đẫm máu lần thứ hai và thậm chí đã đánh bật cuộc tấn công của Quân giải phóng nhân dân Trung Hoa.
Tất cả những thắng lợi đó đã đưa Quân đội nhân dân Việt Nam vào hàng ngũ những lực lượng vũ trang hiệu quả nhất và mạnh nhất trên thế giới.
Nhưng tài sản quan trọng nhất của QĐNDVN – không phải là phương tiện kỹ thuật quân sự và thậm chí cũng không phải là trình độ huấn luyện chiến đấu cao của sỹ quan và binh lính, mà là tinh thần chiến đấu, - nhân dân Việt Nam luôn có tính thần chiến đấu cực kỳ cao.
Lịch sử QĐNDVN bắt đầu từ việc thành lập một đội quân thường trực không lớn từ các đội du kích của những người cộng sản Việt Nam chống lại thực dân Pháp và đội quân chiếm đóng Nhật Bản. Quân số của đội (lúc đầu) chỉ vẻn vẹn có 34 chiến sỹ.
Vũ khí khi đó có 1 khẩu súng máy, 17 súng trường, 14 súng kíp và 2 khẩu súng ngắn. Nhưng chỉ 2 ngày sau khi thành lập, ngày 24 và 25 tháng 12/1944, đội quân này đã tham chiến chống quân Pháp và chiếm 2 đồn của Thực dân Pháp – Nà Ngần ở tỉnh Cao Bằng và Phai khắt ở tỉnh Bắc Cạn.
Chỉ huy của Đội quân non trẻ đầu tiên của QĐNDVN là Võ Nguyên Giáp – nhà cách mạng Việt Nam trẻ, - một người mà từ khi còn ở lứa tuổi vị thành niên, vào giữa những năm 1930 đã tham gia phong trào giải phóng dân tộc Việt Nam.
Vào thời điểm thành lập đội quân đầu tiên, Võ Nguyên Giáp mới 33 tuổi. Ông sinh ngày 25/8/1911 tại làng An Xá Tỉnh Quảng Bình, miền Trung Việt Nam. Xin bổ sung thêm thông tin là cha của Võ Nguyên Giáp, ông nông dân Võ Quang Nghiêm cũng chính là một thành viên tích cực trong cuộc đấu tranh chống Thực dân Pháp.
Năm 1919, Võ Quang Nghiêm bị bắt và sau đó một thời gian đã chết trong tù vì bị tra tấn. Em gái (hoặc chị gái) Võ Nguyên Giáp cũng chết trong tù. Có lẽ, tất cả những cái đó đã ảnh hưởng rất lớn đến sự lựa chọn lý tưởng sống của chính bản thân Võ Nguyên Giáp.
Trong thời gian học ở Trường quốc học Huế, ông đã tham gia vào nhóm cách mạng và trở thành người học trò của Hồ Chí Mình và các đồng chí của ông (Hồ Chí Minh ) – những người cộng sản. Năm 1927, Võ Nguyên Giáp thậm chí còn người tổ chức cuộc bãi khóa của các học sinh Trường quốc học Huế, còn vào năm 1930 đã nhận án tù đầu tiên.
Tuy nhiên, vào năm 1933, sau khi được tự do, ông đã thi đậu vào Trường đại học tổng hợp Hà Nội và mấy năm sau đó đã tốt nghiệp trường này. Nhưng không phải ngành luật, mà là lịch sử quân sự mới là niềm đam mê của Võ Nguyên Giáp. Ngay từ lúc đó, ở một con người hoàn toàn dân sự như ông, đã xuất hiện tài năng của một nhà cầm quân tương lai.
Khi Chiến tranh thế giới lần thứ hai bùng nổ, Võ Nguyên Giáp đang ở Trung Quốc. Trong thời gian đó, đã có nhiều sự kiện bi thảm xảy ra trong gia đình ông – Vợ Võ Nguyên Giáp là Minh Thái bị hành hình, còn con gái ông cũng bị chết.
Còn về phần mình, Võ Nguyên Giáp nhận chỉ thị của Hồ Chí Minh quay trở về Việt Nam để hoạt động bí mật, và ông đã thực hiện chỉ thị đó. Năm 1944, từ những toán quân khỏi nghĩa rời rạc, ông đã tập hợp được một đội quân có tổ chức đầu tiên làm hạt nhân của lực lượng vũ trang khởi nghĩa.
Do quân số của các đội quân du kích không lớn, thời gian đầu họ chỉ tiến hành các chiến dịch chống lại các phân đội ít người của Đội quân thuộc địa Pháp, - nhiều hơn cả là tấn công các đồn riêng rẽ ở một số tỉnh.
Tuy nhiên, quân số trong Lực lượng vũ trang của những người yêu nước Việt Nam ngày càng tăng lên và đến tháng 4/1945 đã lên đến 1.000 chiến sỹ. Tháng 8/1945, các đội quân Việt Minh chiếm Hà Nội. Vua Bảo Đại của Việt Nam thoái vị.
Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa mới thành lập xác định một trong những nhiệm vụ chủ yếu trong thời kỳ đầu là xây dựng và củng cố Lực lượng vũ trang của chính mình. Bởi vì Thực dân Pháp không hề có ý định chịu mất một trong những thuộc địa quan trọng bậc nhất ở Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Để có thể chống lại Quân đội Pháp một cách hiệu quả, không chỉ cần trang bị tốt cho Quân đội và đào tạo huấn luyện chỉ huy và chiến sỹ, mà còn phải tái cơ cấu tổ chức theo những nguyên tắc truyền thống của một tổ chức vũ trang.
Năm 1946, cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất bắt đầu. Trong thời gian đầu lực lượng của những người yêu nước Việt Nam thất bại trước Quân đội Pháp bởi vì thua kém họ (Quân Pháp) ở nhiều khía cạnh.
Tuy nhiên, sau đó, Vệ quốc quân bắt đầu được tái tổ chức. Cụ thể, ngày 7/1/1947, trung đoàn bộ binh số 102 được thành lập và đây là trung đoàn chính quy đầu tiên của Vệ Quốc quân. Sau đó gần 3 năm, ngày 4/11/1949, Vệ Quốc quân được đổi tên thành Quân đội Nhân dân Việt Nam.
Công tác tuyển quân bắt đầu được thực hiện bằng cách gọi công dân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa nhập ngũ, chứ không phải chỉ tuyển chọn những người tình nguyện như trước đó.
Đến thời gian đó, quân số của QĐNDVN đã lên tới hơn 40.000 người. QĐNDVN lúc đó đã có 2 sư đoàn và một số trung đoàn bộ binh. QĐNDVN tiếp tục lớn mạnh và các đơn vị chính quy tiếp tục được thành lập.
Chính khoảng thời gian từ năm 1947 đến năm 1951 là giai đoạn quyết định để xây dựng QĐNDVN và biến nó thành một lực lượng có khả năng chiến đấu cao.
Nhờ những nỗ lực không mệt mỏi của Bộ tư lệnh QĐNDVN trong việc phát triển và cùng cố lực lượng, đến năm 1949, QĐNDVN đã không chỉ được tăng được quân số và thành lập 5 sư đoàn bộ binh đủ quân mà còn đấy mạnh các hoạt động tác chiến chống lại Quân Pháp.
Năm 1950, QĐNDVN nắm quyền kiểm soát biên giới với Trung Quốc, và sau đó dễ dàng tiếp nhận vũ khí và các sự hỗ trợ khác từ phía Trung Quốc .
Chiến thắng mang tính thời đại đầu tiên của QĐNDVN là cuộc bao vây Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ tháng 3- tháng 5/1954 với kết cục là Quân Pháp thất bại thảm hại.
Chính Võ Nguyên Giáp là người trực tiếp chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ và ông đã chứng tỏ mình là nhà cầm quân tài năng hơn nhiều các tướng lĩnh và những sỹ quan cao cấp nhà nghề của Quân đội Pháp.
Sau khi Quân Pháp ở Điện Biên Phủ đầu hàng, có tới gần 10.000 quân nhân Pháp bị bắt làm tù binh. Thất bại tại Điện Biên Phủ đã làm cả xã hội Pháp bị sốc nặng và dẫn tới việc kết thúc cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất.
Giai đoạn sau Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ nhất là giai đoạn tiếp tục củng cố và tăng cường sức mạnh của QĐNDVN. Năm 1955, Hải quân Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập, còn vào năm 1958 - thành lập Bộ đội biên phòng.
Từ năm 1951, QĐNDVN đã có phân đội (đơn vị) pháo binh đầu tiên cấp tiểu đoàn, vào năm 1959, thành lập trung đoàn tăng số 202 được trang bị xe tăng Xô Viết. Năm 1963, thành lập Không quân Việt Nam. QĐNDVN dần trở thành một trong những quân đội mạnh nhất ở khu vực Châu Á- Thái Bình Dương.
Công tác (giáo dục) đạo đức - tâm lý (nguyên văn – tức giáo dục chính trị - tư tưởng) trong các phân đội và binh đoàn QĐNDVN rất được chú trọng. Các quân nhân QĐNDVN có tính thần và động cơ chiến đấu cao hơn hẳn so với các sỹ quan và binh sỹ Các lực lượng vũ trang Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa).
Đây là một nhân tố quyết định dẫn đến lại chiến thắng của QĐNDVN trước Quân xâm lược Mỹ và các đồng minh cùng chư hầu của Mỹ trong cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai.
Những thử thách nghiêm trọng nhất đối với QĐNDVN, cũng như toàn thể nhân dân Việt Nam nói chung chính là cuộc Chiến tranh Đông Đương lần thứ hai, - trong cuộc chiến tranh này Việt Nam, Lào và Campuchia phải đối đầu với một cuộc xâm lược từ phía Mỹ và rất nhiều đồng minh của Mỹ, trong đó có các Lực lượng vũ trang Nam Việt Nam (Việt Nam Cộng hòa).
Chiến trường chủ yếu trong Cuộc chiến tranh Đông Dương lần thứ hai là chiến trường Việt Nam, - từ thời điểm các du kích cộng sản tại Miền Nam Việt Nam bắt đầu chiến đấu chống lại Chính quyền Nam Việt Nam thân Mỹ.
Sau đó , ngoài các du kích Nam Việt Nam , các lực lượng vũ trang Việt Nam đân chủ cộng hòa – tức QĐNDVN cũng bắt đầu tham chiến . Chiến tranh Việt Nam kéo dài từ năm 1957 đến năm 1975 .
Các năm từ 1965 đến 1973 là thời kỳ mà sự can thiệp quân sự của Mỹ lên đến đỉnh điểm. Trong nhiều năm liền của cuộc chiến tranh đẫm máu này, người chỉ huy QĐNDVN vẫn là Võ Nguyên Giáp. Chỉ đến năm 1974, Đại tướng Văn Tiến Dũng (1917 -2002) – cũng là một cựu chiến binh của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc mới thay ông giữ chức Tổng Tư lệnh.
Chính Đại tướng Dũng là người chỉ huy Cuộc tổng tổng tấn công mùa xuân năm 1975 giành thắng lợi hoàn toàn và thống nhất Việt Nam. Sau đó, cũng dưới sự chỉ huy cũng của Tướng Văn Tiến Dũng, QĐNDVN đã lật đổ chế độ Polpot ở nước láng giềng Cămpuchia.
Sau những thử thách, thử lửa nghiệt ngã nhất qua chiến đấu trong Cuộc Chiến tranh Đông Dương lần thứ hai, QĐNDVN đã trở thành một quân đội mạnh nhất tại Đông Nam Á. Thậm chí cả Quân Giải phóng nhân dân Trung Hoa cũng khó đối đầu được với QĐNDVN.
Năm 1979, khi bắt đầu cuộc xung đột vũ trang giữa Việt Nam và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, QĐNDVN lại một lần nữa đứng trên đỉnh cao (giành chiến thắng), bất chấp cán cân lực lượng không thể so sánh giữa một nước Việt Nam không lớn với một quốc gia đông dân số nhất thế giới.
Trong suốt lịch sử của minh, QĐNDVN duy trì quan hệ chặt chẽ với Liên Xô. Trong trang bị của QĐNDVN có trang bị kỹ thuật quân sự Xô Viết , các chuyên gia quân sự Xô Viết đã từng có mặt tại Việt Nam , nhiều quân nhân Việt Nam được đào tạo tại các học viên , nhà trường quân sự Liên Xô .
Tỷ lệ viện trợ quân sự Xô Viết tăng lên rất mạnh sau khi quan hệ Việt Nam – Trung Quốc xấu đi (trong các năm 1950 -1960, Trung Quốc đã giữ vai trò chủ yếu trong hỗ trợ quân sự cho QĐNDVN và các du kích Mặt trận giải phóng dân tộc Miền Nam Việt Nam đang chiến đấu)
Hiện nay, QĐNDVN là một trong những lực lượng vũ trang mạnh nhất Đông Nam Á. Trong biên chế của QĐNDVN có Lục quân, Bộ đội biên phòng, Hải quân (không chỉ có hạm đội tàu, mà còn có lính thủy đánh bộ và Lực lượng bảo vệ bờ biển), Không quân (trong đó có Bộ đội phòng không).
Trong biên chế tổ chức của Lục quân có 7 quân khu, 4 quân đoàn và Bộ Tư lệnh bảo vệ thủ đô.
Trong biên chế của các quân khu có 21 sư đoàn bộ binh, 7 sư đoàn xây dựng quân sự (nguyên văn) ( Quân đội tham gia tích cực vào các lĩnh vực hoạt động kinh tế khác nhau), 3 lữ đoàn pháo binh, 3 lữ đoàn phòng không, 5 lữ đoàn công binh, 4 trung đoàn tăng và 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn liên lạc.
Ngoài ra, trong 4 quân đoàn – những binh đoàn được huấn luyện tốt hơn và có khả năng tác chiến tốt hơn cả của QĐNDVN có 11 sư đoàn bộ binh, 1 sư đoàn cơ giới, 2 lữ đoàn tăng, 2 lữ đoàn pháo binh, 2 lữ đoàn công binh, 2 lữ đoàn phòng không, 2 trung đoàn pháo binh, 1 trung đoàn tăng, một trung đoàn liên lạc, 1 trung đoàn công binh và 1 trung đoàn đặc nhiệm.
Vấn đề chủ yếu của Lục quân là phương tiện kỹ thuật lạc hậu. Nếu như Không quân và Hải quân Việt Nam đang bắt đầu được hiện đại hóa, thì trong trang bị của Lục quân Việt Nam vẫn còn các xe tăng, BTR (xe vận tải bọc thép), pháo do Liên Xô sản xuất.
Không quân Việt Nam có 3 sư đoàn không quân và 6 sư đoàn phòng không.
Đặc điểm nối bật của QĐNDVN – có lực lượng phòng không mặt đất rất mạnh, - thực tế này liên quan đến Cuộc chiến tranh Việt Nam, khi nước này phải đánh trả các đợt tấn công ồ ạt của Không quân Mỹ. Mặc dù các phương tiện phòng không có trong trang bị của QĐNDVN đã cũ, nhưng số lượng rất ấn tượng.
Thời gian gần đây, Việt Nam đang đẩy mạnh công tác hiện đại hóa hệ thống phòng không của mình.
Hiện nay, (lực lượng phòng không) QĐNDVN có trong trang bị 9 tiểu đoàn tên lửa phòng không "Kvadrat", 50 tiểu đoàn "S-75", 2 tiểu đoàn S-300PS, 20 tổ hợp tên lửa phòng không "Strela-10". Trong tương lai sẽ có 4-6 tiểu đoàn "Buk-M2" và 8-12 tổ hợp phòn không "Pantsir-S1"
Hải quân Việt Nam cũng đang từng bước được tái trang bị với sự hỗ trợ của Nga. Cụ thể, trong trang bị của Hải quân Việt Nam có các tàu ngầm do Nga sản xuất, các tàu tuần tiễu và tàu tên lửa Nga.
Tiềm lực của Hải quân Việt Nam ngày càng tăng. Hợp đồng đáng kể nhất là hợp đồng Việt Nam mua của Liên Bang Nga 6 tàu ngầm điện – diesel đa năng dự án 636.1 "Varshavianka".
Việt Nam đang dần tăng cường lực lượng không quân hải quân vì hiểu rất rõ ý nghĩa của nó trong phòng thủ biên giới biển và bảo vệ các lợi ích chiến lược của Việt Nam.
Bộ đội tên lửa bờ của Việt Nam cũng được trang bị không tồi với các tổ hợp tên lửa do Liên Xô, Nga và Ấn Độ sản xuất.
Và như vậy, QĐNDVN vào dịp kỷ niệm 72 năm ngày thành lập của mình là một lực lượng rất mạnh. Trên thực tế, chỉ có một quốc gia duy nhất trong khu vực có tiềm lực quân sự lớn hơn Việt Nam là Trung Quốc. Trong số các nước láng giềng, dĩ nhiên, Việt Nam là nước có lực lượng vũ trang mạnh nhất.
Đối với nước Nga, quan hệ hợp tác quân sự- chính trị và hợp tác quân sự - kỹ thuật với Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam rất được quan tâm – sự quan tâm lớn này không chỉ xuất phát từ các mối quan hệ hữu nghị bền vững lâu dài , mà còn từ những tính toán mang tính chiến lược.
Sự nghiệp tiếp tục củng cố khả năng chiến đấu của QĐNDVN dĩ nhiên, sẽ phụ thuộc cả vào chính sách của quốc gia này trong việc mua sẵm vũ khí, trong đó có vũ khí từ Liên Bang Nga.