Báo Mỹ lý giải vì sao tên lửa S-400 của Nga lại đắt hàng?

N. Tuấn Sơn |

Tên lửa S-400 là hệ thống phòng không di động tiên tiến nhất trong kho vũ khí của Nga và đang bán rất chạy trên thị trường thế giới.

Tên lửa S-400: Đỉnh cao vũ khí phòng không Nga

Hệ thống tên lửa phòng không S-400 Triumf (NATO định danh là SA-21 Growler) do Phòng thiết kế tên lửa NPO Almaz phát triển trên cơ sở kế thừa những tinh hoa cả về công nghệ quân sự lẫn kinh nghiệm chiến đấu của các tổ hợp tiền nhiệm, tạo nên sức mạnh tổng hợp mạnh mẽ và hiệu quả mà không có hệ thống nào tương tự trên thế giới có thể sánh kịp.

Theo tờ Business Insider (Mỹ), hệ thống này được đánh giá là có khả năng chiến đấu gấp gần 4 lần hệ thống tên lửa Patriot của Mỹ.

Trong khi đó, chuyên trang phân tích an ninh chính trị 19FortyFive có trụ sở tại Mỹ nhận định chiếc chìa khóa giúp S-400 có sức mạnh chính là tính linh hoạt và khả năng tấn công đồng thời nhiều mục tiêu ở cự ly lên tới 400km.

Chuyên gia quân sự Peter Suciu đánh giá trên 19FortyFive:

“Tên lửa S-400 Triumf là hệ thống phòng không tầm trung xa mới nhất của Nga. Chúng có khả năng đánh chặn mọi loại phương tiện bay, từ máy bay, tên lửa hành trình cho tới cả tên lửa đạn đạo. Thậm chí chúng còn có thể được sử dụng để diệt các hệ thống vũ khí mặt đất khác.

Các tên lửa S-400 có thể tấn công các mục tiêu ở cự ly xa đến 400 km và ở độ cao lên tới 30 km trong môi trường nhiễu mạnh của đối phương”.

Hiện nay, ngoài Quân đội Nga, tên lửa S-400 đã được xuất khẩu tới nhiều quốc gia bao gồm Trung Quốc, Belarus, Thổ Nhĩ Kỳ và Ấn Độ. Nhiều quốc gia khác cũng đã bảy tỏ sự quan tâm tới hệ thống tên lửa phòng không tối tân này, trong thời gian tới có thể sẽ ghi nhận thêm một số hợp đồng mới. Trong đó, Thổ Nhĩ Kỳ đang chuẩn bị tiếp nhận lô tên lửa S-400 thứ 2 theo hợp đồng đã ký.

Giám đốc Cơ quan hợp tác kỹ thuật quân sự Liên bang Nga Dmitry Shugayev cho biết hệ thống phòng thủ tên lửa S-400 đã chứng tỏ được uy lực, khả năng tác chiến và trở thành 1 trong 2 chủng loại vũ khí của Nga được các đối tác nước ngoài quan tâm nhiều nhất trong năm 2021.

Mặc dù hiện nay Nga đã đưa hệ thống tên lửa S-500 Prometey mới nhất vào trực chiến (NATO còn chưa kịp đặt mã định danh), nhưng S-400 vẫn sẽ tiếp tục là trụ cột đặc biệt quan trọng trong lưới lửa phòng không của nước này thêm vài chục năm nữa.

Tên lửa S-500 Prometey có tầm bắn 400-600 km, được thiết kế chuyên để thực hiện nhiệm vụ tìm diệt tên lửa đạn đạo xuyên lục địa cũng như tên lửa hành trình siêu vượt âm và máy bay chiến đấu của đối phương.

Bên cạnh đó, Almaz-Antey đang tiếp tục nâng cấp hệ thống tên lửa S-400, bao gồm phát triển năng lực để có thể triển khai đồng thời nhiều loại tên lửa phục vụ việc tấn công tầm xa và phòng thủ tầm ngắn có độ chính xác cao thông qua sử dụng tên lửa dẫn đường tự động, đảm bảo cho S-400 duy trì sức mạnh bất khả chiến bại.

Tính tới giữa năm 2022, Nga được cho là đã triển khai ít nhất 71 tổ hợp tên lửa S-400 đưa vào biên chế chiến đấu.

Báo Mỹ lý giải vì sao tên lửa S-400 của Nga lại đắt hàng? - Ảnh 2.

Tổ hợp tên lửa S-400 do Nga chế tạo.

Tên lửa S-400 có gì đặc biệt?

Thứ nhất, diệt được mọi loại mục tiêu bay. S-400 có thể tiêu diệt tất cả các phương tiện bay trong vùng hỏa lực hiệu quả nhờ sử dụng tới 5 loại đạn tên lửa khác nhau, bao gồm máy bay, phương tiện bay không người lái (UAV) hay tên lửa đạn đạo, ở độ cao siêu thấp từ 5-10m hoặc ở độ cao lớn tới 56 km và tốc độ tối đa của mục tiêu lên đến 4.800 m/giây.

Thứ hai, bắt bám và khai hỏa diệt được nhiều mục tiêu cùng lúc. Mỗi tổ hợp tên lửa S-400 gồm có radar cảnh giới nhìn vòng tầm xa (cự ly trinh sát 600km); radar bắt thấp để quét các mục tiêu cỡ nhỏ bay bám địa hình; radar chiếu xạ; xe chỉ huy điều khiển; các xe bệ phóng tự hành và xe đảm bảo kỹ thuật.

S-400 có khả năng theo dõi 300 mục tiêu và cùng lúc bắn hạ 36 mục tiêu trong đó. Đặc biệt, hệ thống này đủ sức hạ gục những tên lửa chiến lược có tầm bắn tới 3.500 km,

Cấu hình cơ bản của đơn vị tên lửa S-400 cấp lữ đoàn theo biểu biên chế chuẩn của Nga gồm:

- Hệ thống chỉ huy 30K6E: Trong đó trung tâm điều khiển-chỉ huy 55K6E đặt trên xe tải Ural-532301.

- Hệ thống radar cảnh giới nhìn vòng 92N6E có thể đồng thời theo dõi 300 mục tiêu với tầm trinh sát tối đa 600 km và có khả năng chống nhiễu cực tốt, đặt vừa vặn trên một xe tải việt dã MZKT-7930 4 cầu chủ động (8x8).

- Tới 6 tiểu đoàn hỏa lực (mỗi tiểu đoàn là 1 tổ hợp tên lửa S-400) có thể tác chiến trong đội hình tập trung hoặc chiếu đấu độc lập.

Biên chế của 1 tổ hợp (hay 1 tiểu đoàn) bao gồm: Radar cảnh giới nhìn vòng 92N6E tầm trinh sát 600km và radar chiếu xạ 92N2E trinh sát và điều khiển tới 400 km. Kèm theo đó là các xe bệ phóng tự hành 5P85TE2 hoặc 5P85SE2 đặt trên xe tải BAZ-64022 hay MAZ-543M.

Báo Mỹ lý giải vì sao tên lửa S-400 của Nga lại đắt hàng? - Ảnh 4.

Cấu hình cơ bản của một hệ thống tên lửa phòng không S-400.

Thứ ba, phòng không đa lớp. Tùy theo yêu cầu nhiệm vụ và tình huống chiến đấu thực tế, mỗi tổ hợp tên lửa S-400 có thể mang phóng các tên lửa phòng không như 48N6E, 48N6E2, 48N6E3, 48N6DM, 9M96E, 9M96E2 và tên lửa tầm siêu xa 40N6E. Tùy loại mục tiêu, độ cao bay và tốc độ hành trình của chúng, kíp chiến đấu có thể dễ dang lựa chọn phóng loại đạn thích hợp để tiêu diệt với hiệu quả cao nhất

Thứ tư, phối hợp và chỉ huy nhiều tổ hợp phòng không cấp dưới. Một điểm đặc biệt của tên lửa S-400 là hệ thống chỉ huy 30К6Е của nó ngoài các thành phần cơ hữu của chính mình, còn có thể điều khiển các hệ thống vũ khí như S-300PMU2 (thông qua hệ thống điều khiển 83М6Е2); S-300PMU1 (thông qua hệ thống điều khiển 83М6Е); Tor-M1 thông qua trạm điều khiển cấp khẩu đội Ranzhir-M; Pantsir-S1 thông qua xe chỉ huy của khẩu đội;

Trong đó, Pantsir-S1 được coi là "cận vệ" của S-400.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại