Trong Bách khoa Trung Y viết rằng, Rượu Tía tô là một bài thuốc có nhiều tác dụng điều trị bệnh hiệu quả nhờ sự kết hợp hài hòa giữa các vị thảo dược và rượu trắng.
Công dụng của bài thuốc:
Rượu tía tô được sử dụng để điều trị cảm lạnh do phong hàn, gây ra sốt nhẹ, tức ngực, khó chịu, hoặc buồn nôn, sổ mũi nước mũi trong, ho và đờm mỏng.
Công thức nguyên liệu:
20 gram tía tô và kinh giới, 10 gram trần bì (vỏ quýt), 200 ml rượu trắng.
(Tên tiếng Trung: 紫苏、荆芥各20克,陈皮10克,白酒200毫升).
Lá tía tô
Cách làm:
Rửa sạch và phơi khô 3 loại thảo mộc (Tía tô, Kinh giới, Trần bì)
Ngâm chúng vào trong rượu trắng, đậy kín nắp lloj/bình trong 7-10 ngày
Chắt phần rượu thuốc ra và sử dụng.
Lá kinh giới
Hiệu quả và chỉ định:
Trừ phong tản hàn, được sử dụng để điều trị cảm lạnh phong hàn và sốt nhẹ, tức ngực, khó chịu, hoặc buồn nôn, sổ mũi nước mũi trong, ho và đờm mỏng.
Cách dùng:
Uống mỗi lần 20 ml, hai lần mỗi ngày với nước ấm.
Trần bì
Lưu ý:
Các loại nguyên liệu thảo dược Đông y trong bài thuốc này đều thuộc tính cay và ôn, do đó phù hợp để sử dụng trong các trường hợp bị cảm mạo phong hàn (cảm do lạnh).
Tác dụng của tía tô
Lá tía tô là lá khô (hoặc phơi nguyên với cành cây). Chỉ định: chữa cảm lạnh phong hàn, cảm lạnh gây ra sốt, ho, hen suyễn, tức ngực và trướng bụng và an thai.
Có thể giải độc sau khi bị ngộ độc cá và cua.
Tốt cho kinh phổi và lá lách.
*Theo Bách khoa Trung y