Tuổi thọ của con người dưới góc nhìn của khoa học
DNA của mỗi người là khác nhau, ai cũng nghĩ rằng gen quyết định tuổi thọ của mình, nhưng sự thật là, di truyền chỉ chiếm tối đa 25% tuổi thọ. Các nhà khoa học thường đo độ dài của telomere để xác định "tuổi thọ" của tế bào và các cơ quan. Bởi vì, trong chu trình của một tế bào bình thường thì sau mỗi lần phân chia của tế bào, một phần của telomere sẽ bị mất đi. Khi độ dài của telomere đạt tới mức giới hạn thì tế bào sẽ tự chết theo chương trình (apotosis). Vì vậy, độ dài của telomere càng lớn thì tương đương tuổi thọ của người đó càng cao.
Tuy nhiên, trong quá trình sống, nhiều yếu tố khác nhau có thể khiến cho telomere bị ngắn lại nhanh hơn. Bao gồm cả việc gây tổn thương tới phân tử DNA nói chung và tổn thương chính xác ở vị trí telomere dẫn tới nhiều ảnh hưởng sức khỏe và tuổi thọ của người.
Những nhân tố ảnh hưởng đến độ dài ngắn của tuổi thọ con người
1. Môi trường bên ngoài
Môi trường bên ngoài có ảnh hưởng rất lớn đến tuổi thọ của một người. Nếu bạn ở trong môi trường không khí bị ô nhiễm trong một thời gian dài, chắc chắn sẽ khiến bạn tăng khả năng mắc bệnh và tuổi thọ của bạn cũng sẽ bị rút ngắn tương đối nhiều.
2. Tính cách
Có thể bạn chưa biết, tính cách của mỗi người có quan hệ rất mật thiết với sức khỏe của cơ thể. Nếu bạn có tính khí cáu kỉnh, thường xuyên rơi vào trạng thái lo lắng, phiền muộn trong thời gian dài, bạn sẽ sinh ra nhiều cảm xúc xấu, điều này chắc chắn sẽ làm tăng khả năng mắc bệnh của bạn. Ngược lại, nếu biết giữ tâm thái ôn hòa, tích cực lạc quan, lâu ngày có thể thúc đẩy sự điều phối nội tiết trong cơ thể, không để bệnh tật dễ phát sinh.
Do đó, tuổi thọ không phải là một vận mệnh đã được sắp đặt sẵn, gen di truyền hay ông trời, không gì có thể quyết định cuộc đời bạn, người duy nhất có được quyền năng đó chỉ có thể là bạn. Lối sống chiếm hơn 50% quyền quyết định bạn có sống thọ hay không. Vậy như thế nào mới là một lối sống lành mạnh?
Nhiều người nghĩ ngay đến việc tập thể dục, nếu tập thể dục lâu dài sẽ giúp bạn dễ sống lâu hơn. Nhưng nó vẫn chưa đóng vai trò chủ đạo. Bác sĩ khuyến nghị chúng ta, nếu muốn có một cuộc sống hạnh phúc, trường thọ, tập thể thao thôi là chưa đủ, bạn bắt buộc phải kiên trì tạo cho mình 2 thói quen sống tích cực sau đây.
2 thói quen tốt cho tuổi thọ
1. Cân bằng dinh dưỡng
Theo nghiên cứu, các loại bệnh dễ phát sinh, nguyên nhân đa phần là do các cơ quan trong cơ thể bị thiếu dinh dưỡng trong thời gian dài, không thể hấp thu chất xơ hòa tan cũng như là các chất kháng sinh khác. Thiếu dinh dưỡng còn khiến các cơ quan thiếu năng lượng để hoạt động.
Con người hiện nay không còn chú trọng đến dinh dưỡng nhiều nữa. Lựa chọn thức ăn nhanh, những quan niệm sai lầm về ăn uống đã khiến phần lớn xã hội ngày nay rơi vào trạng thái mất cân bằng dinh dưỡng, khiến cơ thể suy yếu, tăng cao tỷ lệ mắc bệnh. Cho nên, đối với người lớn tuổi mà nói, nếu muốn đề phòng bệnh tật, nhất định phải chú trọng đến việc cân bằng dinh dưỡng trong các bữa ăn.
2. Duy trì tâm trạng tích cực
Về mặt y học, tinh thần quyết định rất nhiều trong vấn đề tạo hệ miễn dịch. Những người có suy nghĩ tích cực thì sức đề kháng của họ sẽ tốt hơn. Suy nghĩ tích cực giúp cơ thể tạo ra hệ miễn dịch tốt, giúp cơ thể khỏe hơn và nếu có vết thương cũng sẽ mau lành hơn.
Trung y cũng nói rằng, nếu cơ thể rơi vào trạng thái căng thẳng trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng xấu đến các tế bào thần kinh. Gây ra những kích thích và phản ứng bất lợi lên trung khu thần kinh của não bộ, từ đó làm trầm trọng thêm các bệnh hiện có.
Cho nên, mọi người nên học cách duy trì một tâm thái tích cực, lạc quan dù trong nghịch cảnh. Tập nhìn sự vật sự việc bằng một góc nhìn lớn hơn để luôn thấy hy vọng ở cuối con đường. Như thế sẽ giảm bớt gánh nặng cho tâm lý, giảm thiểu ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.