Bác sĩ Nhật chỉ phương pháp ăn thịt lành mạnh, là bí quyết trường thọ của vô số người già

Minh Ngọc |

Thịt là một món ngon không thể thiếu nhưng ăn như nào để khoẻ mạnh và trường thọi thì chưa chắc nhiều người đã biết.

Các món thịt như sườn heo chiên, bít tết… thường thu hút rất nhiều người bởi hương vị thơm ngon nhưng lại lại khiến nhiều người, đặc biệt là người già tránh xa bởi cho rằng điều này có thể ảnh hưởng tới sức khoẻ.

Tuy nhiên, người Nhật tin rằng, các món thịt là nguyên liệu không thể thiếu trong chế độ ăn duy trì sự trường thọ. Nhiều người cao tuổi ở Nhật Bản có thói quen ăn thịt và không hề giảm lượng thịt khi về già.

Theo đó, chính phủ Nhật Bản đã tiến hành thống kê quy mô lớn và phát hiện ra rằng nhiều người trên 100 tuổi rất thích ăn thịt và lượng protein họ hấp thụ mỗi ngày gấp đôi so với người bình thường. Và chính protein từ thịt đã trở thành một trong những chìa khóa của sức khoẻ và tuổi thọ.

Bác sĩ chuyên khoa tiêu hoá Nobu Eda cho hay, protein giúp tăng trưởng và phục hồi các mô, đồng thời sản xuất enzyme và hormone để duy trì các chức năng của cơ thể.

 - Ảnh 1.

Việc thiếu protein có thể dẫn đến chậm phát triển, mất khối lượng cơ, giảm khả năng miễn dịch, phù nề, suy yếu chức năng tim và hệ hô hấp, thậm chí tử vong. Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, lượng protein nạp vào hàng ngày của người khỏe mạnh nên chiếm từ 10-15% tổng năng lượng nạp vào.

Bác sĩ Eda cho biết, lượng protein dồi dào trong thịt có thể giúp tăng cường mạch máu và tế bào miễn dịch. Ngoài ra, tiêu thụ protein từ thịt còn có thể ngăn ngừa rụng tóc, chảy máu hoặc nhồi máu não.

Mạch máu trong não con người được cấu tạo từ protein nhưng hầu hết mọi người chỉ ăn những thực phẩm ít protein khi về già. Điều này vô tình khiến các mạch máu trong não trở nên mỏng manh, hư hỏng hoặc bị tắc nghẽn. Cùng với đó, các tế bào miễn dịch cũng được cấu tạo từ protein. Việc bổ sung protein thường xuyên sẽ làm tăng khả năng miễn dịch.

Dù lượng protein từ các loại thịt vô cùng phong phú, tuy nhiên, có một nguyên tắc để ăn thịt nhưng vẫn khoẻ mạnh chính là khống chế lượng ăn hàng ngày. Với những loại thịt đỏ như thịt bò và thịt lợn, chỉ nên ăn nhiều nhất từ 2 - 4 bữa/ tuần với khẩu phần mỗi bữa chỉ khống chế 7 - 8 gam protein, hạn chế ăn thịt mỡ.

Bên cạnh Protein từ động vật (như thịt đỏ, gia cầm, trứng…), chúng ta còn có thể sử dụng các loại Protein từ thực vật (như các loại đậu, ngũ cốc…) để bổ sung và phong phú nguồn dinh dưỡng hấp thụ.

5 cách bổ sung dinh dưỡng hiệu quả để trường thọ

1. Hấp thụ đủ lượng calo

Bác sĩ thận người Nhật Kazuhiro Horikawa đã chỉ ra rằng lượng calo nạp vào không đủ cũng sẽ khiến albumin trong máu suy giảm. Đàn ông trên 65 tuổi cần khoảng 2.250 calo và phụ nữ cần khoảng 1.800 calo mỗi ngày.

 - Ảnh 2.

2. Tính toán khẩu phần protein

Lượng tiêu thụ protein hàng ngày cho người cao tuổi là “1,2g protein cho mỗi kg trọng lượng cơ thể”, nghĩa là một người nặng 60kg nên ăn 72g protein.

Xiao Jiejian, bác sĩ giảm cân nổi tiếng từng chia sẻ mẹo tính toán “khẩu phần protein trong mỗi bữa ăn” một cách đơn giản như sau:

- Thịt nạc: Một phần thịt nạc có kích thước khoảng 2/3 lòng bàn tay chứa khoảng 20 gam protein.

- Trứng: Một quả trứng chứa 7 gam protein.

- Sữa đậu nành: 500 cc sữa đậu nành chứa 15 gam protein.

3. Lựa chọn protein chất lượng cao

Đây là lựa chọn hàng đầu cho mọi người, đặc biệt là người già. Bác sĩ Yasumi Arai, chuyên gia về tuổi thọ người Nhật, gợi ý rằng tất cả các loại cá, thịt, đậu nành và các sản phẩm từ sữa đều có thể được đưa vào thực đơn hàng ngày và đặc biệt là các loài cá lưng xanh như cá thu, cá trích….

Ngoài protein chất lượng cao, các loại cá còn giàu EPA và DHA để chống viêm. Nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, ăn nhiều các loại cá lưng xanh ở độ tuổi trên 85 thì chức năng vận động chi dưới sẽ càng ít bị suy giảm.

4. Phân bổ đều lượng protein

Nếu bạn ăn quá nhiều protein trong một lần sẽ khiến mọi thứ trở nên vô ích nếu bởi cơ thể sẽ không thể sử dụng hết albumin mà sẽ chuyển hóa một phần thành calo và dự trữ. Tốt nhất nên chia lượng protein hàng ngày thành ba bữa càng nhiều càng tốt để phân bổ đều lượng protein trong ngày.

Nếu không ăn nhiều trong bữa ăn chính, có thể uống một ly sữa hoặc ăn một quả trứng luộc như một bữa ăn nhẹ cũng có thể bổ sung dinh dưỡng.

 - Ảnh 3.

5. Nhớ ăn sáng

Cơ thể vẫn sẽ phân hủy và tổng hợp protein trong khi ngủ. Khi thức dậy, cơ thể sẽ rơi vào tình trạng thiếu hụt protein nên tốc độ hấp thu protein sẽ tốt hơn nếu ăn sáng. Nếu không có quá nhiều thời gian chuẩn bị bữa sáng, chỉ cần hai quả trứng luộc và 500ml sữa đậu nành cũng là lựa chọn tuyệt vời.

Những bệnh nhân mắc bệnh thận hoặc tiểu đường nên hạn chế ăn chất đạm. Nếu đang theo một phác đồ dinh dưỡng nhất định để điều trị bệnh thì nên tham khảo chế độ ăn uống từ các bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại