Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu

Vân Hồng |

Viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu không phải là bệnh nguy hiểm, nhưng luôn cản trở cuộc sống sinh hoạt thường ngày, khiến người bệnh khốn khổ. Đây chính là giải pháp tuyệt vời.

Đi tiểu đau buốt, viêm đường tiết niệu, nên ăn gì?

Do công việc bận rộn, nhiều người bị quên uống nước. Không lâu sau đó sẽ dễ xuất hiện các triệu chứng đi tiểu buốt, ít tiểu hoặc các bệnh về niệu đạo. Không những thế, nhiều người còn mắc bệnh nhịn tiểu, lười đi tiểu dẫn đến bệnh về đường tiết niệu ngày càng phổ biến.

Hậu quả của những bất cập này đều dẫn đến bị viêm bàng quan, nhiễm trùng đường tiểu, viêm tuyến tiền liệt, sỏi mật và các bệnh khó chữa khác.

Bác sĩ Đông y nổi tiếng ở Đài Loan Lý Tư Nghĩa đã viết trong cuốn sách bán chạy của mình có tên là "Thầy thuốc trong bếp" đề cập đến 3 loại thực phẩm có thể hỗ trợ chữa bệnh viêm niệu đạo, sỏi đường tiết niệu gồm râu ngô, cần tây và trái kiwi.

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 1.

1. Râu ngô

Là vị thuốc quý phòng và chữa bệnh sỏi đường tiết niệu. Râu ngô là một trong những thực phẩm có tác dụng phòng tránh sỏi đường tiết niệu quan trọng. Món đồ uống rẻ tiền này càng ngày càng trở nên nổi tiếng, đặc biệt ở Hàn Quốc, người dân coi đây là món trà râu ngô không thể thiếu trong nhiều gia đình.

Theo nghiên cứu Đông y, trà râu ngô hoặc uống nước râu ngô là cách giúp lợi tiểu tiêu viêm hiệu quả. Những người gặp rắc rối trong quá trình tiểu tiện có thể uống một chút nước râu ngô mỗi ngày thì tình hình sẽ được khắc phục nhanh chóng.

Đặc biệt, những người bị viêm tiết niệu thì nên uống ngay nước trà này. Bệnh sỏi đường tiết niệu rất dễ mắc và tái phát, vì thế, râu ngô chính là "vị thuốc" đầu tiên bạn nên quan tâm.

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 2.

2. Cần tây

Đây là thực phẩm tuyệt vời giúp giảm viêm niệu đạo, phòng tránh táo bón. Theo nghiên cứu Đông y, cần tây có tác dụng thanh nhiệt, hạ huyết áp, lợi tiểu và các tác dụng khác. Người bị viêm các triệu chứng liên quan đến đau buốt niệu đạo ở mức độ chưa nghiêm trọng, bạn có thể thử uống sinh tố cần tây.

Nếu áp dụng thử trong 2-3 ngày sẽ có thể cải thiện tình trạng đi tiểu gặp khó khăn, giúp việc bài tiết trở nên thuận lợi và ít đau buốt hơn.

Ngoài ra, nếu bạn có bệnh trĩ, bạn có thể uống một ít nước ép cần tây để giải nhiệt và phòng tránh chảy máu.

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 3.

3. Kiwi

Đây là loại trái cây giúp cải thiện sức khoẻ của đường tiêu hóa. Theo nghiên cứu của Đông y, quả kiwi có tác dụng giải khát, làm hạ nhiệt khi nóng giận, thanh nhiệt lợi tiểu, cải thiện chức năng dạ dày, đường ruột và các chức năng khác.

Ngoài ra, hàm lượng chất dinh dưỡng trong kiwi được đánh giá là rất cao, giàu chất xơ và pectin, có hiệu quả tốt trong việc thúc đẩy tiêu hóa, đi ngoài thuận lợi.

Những người mắc bệnh về rối loạn dạ dày và đường ruột, người có vấn đề bài tiết, mỗi ngày nên ăn 1 trái kiwi để khắc phục tình hình. Vừa bổ sung dinh dưỡng, vừa có thể giảm nhẹ tình trạng bệnh.

Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trái kiwi chứa kali cao, do đó những người có bệnh thận hoặc đau cơ thì nên ăn ít hơn. Bên cạnh đó, kiwi tính lạnh nên những người có bệnh đau dạ dày, tiêu chảy, phụ nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, đau bụng kinh thì không nên ăn quá nhiều.

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 4.

Những triệu chứng của viêm niệu đạo

- Tần suất đi tiểu nhiều lần trong ngày

- Mỗi lần đi tiểu có lượng nước tiểu ít

- Đi tiểu có cảm giác đau buốt, nóng rát, nước tiểu nóng

- Nước tiểu có thể có cặn, thậm chí có máu

- Đau vùng bụng dưới, có thể liên quan đến viêm bàng quang

- Nếu kèm thêm triệu chứng sốt, đau lưng hoặc buồn nôn, nôn ói, thì có thể đã lây nhiễm sang thận.

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 5.

Giải pháp điều trị và phòng ngừa

Muốn chữa bệnh phải biết rõ bệnh và điều trị tận gốc dựa trên việc chẩn đoán bệnh chính xác. Sau đây là một số bí quyết giúp bạn phòng bệnh và rút ngắn thời gian chữa bệnh.

1. Uống nhiều nước

Đây là cách làm tăng lượng nước tiểu, từ đó có thể "rửa trôi" vi khuẩn ra ngoài theo nước tiểu, không tích trữ vi khuẩn lâu trong niệu đạo sẽ khiến cho bệnh viêm càng trở nên trầm trọng hơn. Mỗi ngày tối thiểu phải uống từ 6-8 cốc nước.

2. Ăn nhiều rau, uống nước rau ép

Rau là thực phẩm thuộc tính kiềm, đặc biệt là các loại rau quả có vị chua như canh, chanh leo, kiwi sẽ rất tốt cho việc loại bỏ chứng viêm và bệnh đường tiết niệu, nâng cao khả năng đề kháng của cơ thể.

3. Kiêng thực phẩm dễ gây viêm

Khi cơ thể bị viêm nhiễm, bạn nên kiêng ăn một số thực phẩm có thể khiến cho triệu chứng viêm trở nên nặng nề hơn như rau mùi, ngan nướng, thịt bò, trứng, trứng muối, tôm, cua, sò, khoai mỡ, măng, đậu phộng, hạt điều, mì ống...

4. Hạn chế ăn thực phẩm kết dính mạnh

Một số thực phẩm nếu ăn nhiều khi cơ thể đang bị viêm sẽ khiến cho chứng viêm trở nên nặng hơn, thậm chí rơi vào nguy hiểm, đặc biệt là chứng viêm có vết thương hở, dễ để lại sẹo, u nhọt hoặc ung thư. Món ăn cần chú ý là gạo nếp và khoai sọ.

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 6.

5. Hạn chế các món tinh bột chế biến sẵn

Bản chất các món ăn tinh bột không nguy hiểm, nhưng các món tinh bột chế biến sẵn lại chứa rất nhiều chất phụ gia hóa học. Nếu ăn một lượng nhiều khi bị viêm có thể sẽ dẫn tới làm suy yếu hệ thống miễn dịch. Các món ăn cần chú ý tránh là bánh mì, bánh gato, bánh quy, bánh làm từ bột mì…

6. Hạn chế các món từ chế phẩm sữa

Một số thực phẩm có thể dễ sản sinh vi khuẩn trong quá trình chế biến và bảo quản, khi uống vào có thể sẽ làm ảnh hưởng đến bộ phận cơ thể đang bị viêm. Vì thế hãy chú trọng hơn trong việc ăn pho mát, uống sữa, sữa chua và bơ.

7. Tránh thực phẩm chứa chất béo xấu

Thực phẩm chiên hoặc chế biến sẵn thường chứa rất nhiều dầu mỡ xấu, đặc biệt là dầu tái chế, chiên đi chiên lại. Đề nghị bạn nên ăn thêm các loại dầu chứa axit béo tuyệt vời như dầu gạo lanh, dầu hạt lanh, dầu vừng để giúp tăng cường miễn dịch.

8. Hạn chế ăn đồ ngọt, trái cây quá ngọt

Thực phẩm chứa đường thường gây bất lợi cho các bệnh liên quan đến da, bệnh ngoài da, viêm nhiễm. Vì vậy, khi đang điều trị các bệnh viêm nhiễm thì hạn chế ăn đường và đồ ngọt như nước ngọt, đồ ăn vặt vị ngọt, dưa hấu, chuối, dưa lưới…

Bác sĩ Đông y hướng dẫn giải pháp phòng chữa bệnh viêm niệu đạo, đau buốt khi đi tiểu - Ảnh 7.

9. Hạn chế ăn thực phẩm bổ dương, nhiệt lượng cao

Người bị viêm nhiễm đều xuất phát từ nguyên nhân liên quan đến cơ thể nóng, tích nhiệt quá mức. Vì vậy, nếu muốn nhanh khỏi bệnh thì phải khẩn trương dừng ngay việc ăn những thực phẩm có nhiệt lượng cao, thực phẩm bổ dương như nhân sâm, nhãn, xoài, gà, anh đào, na, táo tàu.

10. Hạn chế gia vị cay, nóng

Những món ăn này sẽ khiến cho chứng viêm nhiễm trở nên bi đát hơn, gần như bạn phải kiêng khem hoàn toàn như đồ uống có cồn, ớt cay, cà phê, ớt tiêu, tỏi tây, gừng, thức ăn chiên giòn, tỏi.

*Theo NTDTV

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại