Áp dụng "nguyên tắc vàng" ngoại giao, Nga không muốn bỏ "tất cả trứng vào một giỏ" ở Libya?

Quốc Vinh |

Mục tiêu của Nga là trở thành một trung gian hòa giải thiết yếu ở Libya. Định vị bản thân theo cách khiến mình trở thành tiếng nói có thể quyết định cho tất cả các bên.

"Quy tắc vàng" ngoại giao

Sau nhiều năm có quan hệ rất tốt với Khalifa Haftar, Điện Kremlin dường như đang đánh giá lại tình hình và thận trọng trước việc thể hiện sự ủng hộ công khai đối với người đứng đầu Quân đội Quốc gia Libya (LNA), tờ The National đánh giá.

Chỉ vài ngày sau khi tướng Haftar - người đang kiểm soát khu vực phía Đông và Nam của đất nước - tiến hành một chiến dịch tiến về Thủ đô Tripoli, các quan chức Nga đã gọi điện để nhắc nhở ông rằng, chỉ có một giải pháp chính trị mới có thể chấm dứt cuộc chiến ở quốc gia Bắc Phi .

Điện Kremlin cũng giữ khoảng cách với tướng Haftar trong mắt cộng đồng quốc tế. Người phát ngôn của Tổng thống Vladimir Putin kêu gọi cả hai bên tránh đổ máu, nói thêm rằng, Moscow không tham gia vào hành động này dưới bất kỳ hình thức nào.

Giờ đây, sự cạnh tranh giữa chính phủ miền Đông của Haftar có trụ sở tại Tobruk và Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được quốc tế công nhận ở Tripoli đang bước vào những chương giao tranh đầu tiên. Các nhà phân tích nói rằng, Điện Kremlin đang phòng ngừa rủi ro trong ván cược của mình.

"Hồi kết của cuộc chơi là Nga vẫn ở lại và một người chơi quan trọng trong bất kỳ trường hợp bên nào chiến thắng, để tận hưởng các chiến lợi phẩm về kinh tế và an ninh", Vladimir Frolov, một nhà phân tích chính trị Nga cho biết.

Cuối cùng, Điện Kremlin muốn tăng cường đòn bẩy với châu Âu và sử dụng đòn bẩy này để đạt được những nhượng bộ từ EU đối với những điều quan trọng hơn với lợi ích của Nga, giống như dỡ bỏ lệnh trừng phạt Ukraine, ông Frolov nói với The National.

Mục tiêu của Nga là trở thành một trung gian hòa giải thiết yếu, theo Max Suchkov, một chuyên gia về Trung Đông tại Hội đồng các vấn đề quốc tế Nga đánh giá.

"Với tất cả những điều này, Moscow sẽ tuân thủ nguyên tắc vàng ngoại giao của mình: Định vị bản thân theo cách khiến bạn trở thành người quyết định cho tất cả các bên, bất kể việc bạn nghiêng về bên nào hơn".

Không bỏ trứng vào một giỏ

Áp dụng nguyên tắc vàng ngoại giao, Nga không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ ở Libya? - Ảnh 1.

Tướng Khalifa Haftar trong chuyến thăm đến Moscow năm 2016.

Kể từ khi nhà lãnh đạo Muammar Gaddafi bị lật đổ vào năm 2011 sau hơn 40 năm cầm quyền Libya, các Chính phủ đối địch và các phiến quân trong nước đã liên tục chiến đấu để nắm quyền kiểm soát quốc gia giàu dầu mỏ ở châu Phi.

Cuộc chiến giành lấy thủ đô của tướng Haftar được phát động từ hồi đầu tháng này trước sự ngạc nhiên của các nhà ngoại giao phương Tây. Tình hình bùng phát vào cuối tuần qua khi một chiếc máy bay chiến đấu của lực lượng phía Đông Libya bị rơi ở miền Nam Tripoli.

Cuộc tấn công vào thủ đô sẽ đại diện cho thời kỳ đỉnh cao của tướng Haftar ở Libya sau khi củng cố quyền lực bằng việc liên tục thành công trong cuộc chiến chống khủng bố.

Tướng Haftar sớm đạt được cả tầm vóc quân sự và chính trị khi ông củng cố sự nắm giữ của mình ở phía Đông và phần lớn cơ sở hạ tầng dầu mỏ của đất nước, đồng thời thu hút sự ủng hộ của UAE, Ai Cập và Ả Rập Saudi, cùng với Nga.

Hình ảnh minh chứng rõ nhất về quan hệ nồng ấm giữa Moscow và tướng Haftar là vào năm 2017. Khi tàu sân bay Đô đốc Kuznetsov của Nga rời Syria , các quan chức găp gỡ tướng Haftar trước khi ông nói chuyện với Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu về cuộc chiến chống khủng bố quốc tế.

Mặc dù Điện Kremlin không thể hiện sự ủng hộ về mặt quân sự rõ ràng cho tướng Haftar, các chuyến thăm thường xuyên của ông với các quan chức bộ Quốc phòng và bộ Ngoại giao ở Moscow đã khiến phương Tây phải nhướng mày.

Nhưng các nhà phân tích Nga chỉ ra rằng, Moscow không muốn bỏ tất cả trứng vào một giỏ ở Libya. Thủ tướng Fayez Al Serraj của GNA cũng là một người thường xuyên đến thăm Moscow, và năm 2016, tập đoàn dầu khí nhà nước Nga Rosneft đã ký một thỏa thuận mua dầu từ Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Libya ở Tripoli.

Leonid Bershidsky, một chuyên gia chính trị người Nga đánh giá, dù chưa biết quan hệ với tướng Haftar có mang lại được điều gì hay không, nhưng Moscow luôn trong tâm thế sẵn sàng tìm kiếm và hợp tác thêm với các nhân vật khác.

Viết trên Bloomberg, chuyên gia Bershidsky nhận định, nếu Haftar không giành được quyền kiểm soát Tripoli, Điện Kremlin cũng sẽ tích cực mở rộng quan hệ với nhiều bên để tìm kiếm cơ hội cho sự hiện diện của mình.

Một thay thế tiềm năng mà Điện Kremlin đã xem xét là con trai của Qaddafi, Saif - người mà các quan chức Nga đã có mối quan hệ sâu sắc - trong trường hợp Saif có thể nổi lên như một nhân vật có thể thống nhất đất nước.

Hiện tại, Moscow đang theo dõi Libya một cách thận trọng thay vì thể hiện quan điểm nghiêng về bên nào.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại