[ẢNH] "Song kiếm" Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến

Thanh Tùng |

Vừa qua, kênh truyền hình CCTV (Trung Quốc) đã đăng tải đoạn video có sự góp mặt của cặp “song kiếm” tiêm kích Su-30MKK và J-10 thuộc biên chế không quân nước này.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 1.

Trong quá khứ, việc hai loại tiêm kích này diễn tập cùng nhau là chuyện hiếm gặp. Nhưng trong lần này, sự kết hợp giữa chiến đấu cơ Su-30MKK với J-10 đã mang đến điều bất ngờ cho khán giả.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 2.

Tiêm kích J-10 chuẩn bị cất cánh sau lượt xuất kích của Su-30MKK.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 3.

Su-30MKK là mẫu máy chiến đấu đa năng do Tập đoàn Sukhoi của Nga sản xuất cho Không quân Trung Quốc (PLAAF) từ năm 1999. Bản nâng cấp này nhằm mục đích giúp Bắc Kinh lấy lại "thế trận" trước F-15 và F-16 của Hoa Kỳ.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 4.

Chiếc tiêm kích đầu tiên của dòng Su-30MKK mang số hiệu 501 (khác với chiếc mang số hiệu 502 tham dự Triển lãm hàng không Chu Hải tháng 11/2000). Ngày 19/5/1999, máy bay Su-30MKK thực hiện thành công chuyến bay thử nghiệm với nhiều bài kiểm tra hỗn hợp.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 5.

Toàn bộ việc nâng cấp lên phiên bản Su-30MKK được thực hiện tại Nhà máy chế tạo máy bay Komsomolk trên sông Amur tại vùng Viễn Đông của Nga, đáp ứng những tiêu chuẩn hàng không nghiêm ngặt nhất.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 6.

Sau cuộc Chiến tranh vùng vịnh năm 1991, Không quân Trung Quốc nhận thấy rằng việc gạt bỏ dòng Su-27 và lựa chọn Su-30MKK là lựa chọn đúng đắn. Loại máy bay 2 chỗ ngồi này cho phép phi công tương tác và hỗ trợ lẫn nhau trong nhiều trường hợp.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 7.

Trong thập niên 1990, các nhiệm vụ chiến đấu của Không quân Trung Quốc có thay đổi lớn, với việc tìm kiếm một chiếc máy bay đa năng để tối ưu hóa khả năng tác chiến trên không. Từ hoàn cảnh này, Su-30 bắt đầu "nên duyên" cùng PLAAF.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 8.

Bên cạnh Su-30MKK, J-10 xuất hiện khá sớm (từ cuối thập niên 1980) với vai trò là chiến đấu cơ hạng nhẹ 1 chỗ ngồi để đối trọng với các tiêm kích thế hệ thứ tư đang được Liên Xô đưa ra ở thời điểm đó. Tuy nhiên thực trạng công nghiệp hàng không Trung Quốc còn hạn chế khiến phải đến năm 1998, J-10 mới thực hiện chuyến bay đầu tiên.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 9.

Khung máy bay có cánh đuôi đứng lớn và cặp cánh mũi gần vị trí buồng lái với cửa hút khí hình chữ nhật nằm bên dưới thân, giúp tạo thêm không gian để chứa nhiên liệu cũng như các thiết bị điện tử, và cũng là để dự trữ cho những bản nâng cấp sau này.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 10.

J-10 đạt vận tốc tối đa Mach 2,2 với bán kính chiến đấu 550 km. Tuy là sản phẩm nội địa của Tập đoàn công nghiệp hàng không Thành Đô, nhưng "trái tim" của J-10 lại là động cơ AL-31FN được nhập khẩu từ Nga.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 11.

Biến thể J-10B được nâng cấp theo kiểu khe hút gió DSI đem lại độ ổn định cao hơn, trang bị radar mảng pha quét chủ động, thiết bị trinh sát quang học hiện đại, tích hợp hệ thống tác chiến điện tử mới và đặc biệt là lắp động cơ nội địa WS-10A "đầy tai tiếng".

Một vài hình ảnh khác được trang mạng Sina tổng hợp:

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 12.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 13.

[ẢNH] Song kiếm Su-30MKK và J-10 của Trung Quốc huấn luyện tác chiến - Ảnh 14.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại