Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Bước tiến của nền công nghiệp quốc phòng trong nước

Sao Đỏ |

Trong tuần qua, ngành công nghiệp quốc phòng Việt Nam đã ghi dấu ấn bằng một loạt sự kiện nổi bật.

Hôm 9/3, Thượng tướng Trần Đơn - Ủy viên Trung ương Đảng - Thứ trưởng Bộ Quốc Phòng đã có buổi làm việc với Tập đoàn Viễn thông Quân đội Viettel.

Trong buổi làm việc, đơn vị đã cho biết sẽ chuyển dịch từ một công ty viễn thông truyền thống thành một công ty sáng tạo dịch vụ mới, phấn đấu trở thành một tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao, phát triển được các công cụ vũ khí về tác chiến không gian mạng, với mục tiêu xây dựng Viettel trở thành một tập đoàn công nghệ viễn thông toàn cầu.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Bước tiến của nền công nghiệp quốc phòng trong nước - Ảnh 1.

Đoàn công tác của Bộ Quốc phòng tham quan sản phẩm radar do Viettel chế tạo. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Bên cạnh việc nêu ra hướng đi như trên, Viettel còn giới thiệu với đoàn công tác một vài sản phẩm tiêu biểu của mình, cả mẫu nghiên cứu lẫn sản phẩm hoàn thiện.

Xem video: Viettel hướng đến tập đoàn công nghệ - viễn thông toàn cầu. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Viettel hướng đến tập đoàn công nghệ - viễn thông toàn cầu

Tiếp nối thành công của việc sửa chữa lớn, tăng hạn sử dụng cho tiêm kích Su-27UBK số hiệu 8526, sang đầu năm 2017, nhà máy A32 - Cục Kỹ thuật - Quân chủng PK-KQ lại tiếp tục tiến hành đại tu máy bay Su-27SK phiên bản một chỗ ngồi.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Bước tiến của nền công nghiệp quốc phòng trong nước - Ảnh 3.

Tiêm kích Su-27SK số hiệu 6003 đang được sửa chữa lớn tại nhà máy A32. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Với những kinh nghiệm thu được từ chiếc Su-27UBK 8526, trong lần này, nhà máy A32 đã đẩy nhanh tiến độ bằng cách đưa 2 chiếc Su-27 lên dây chuyền bảo dưỡng cùng lúc.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Bước tiến của nền công nghiệp quốc phòng trong nước - Ảnh 4.

Hai chiếc tiêm kích Su-27 đang được sửa chữa tại nhà máy A32. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Việc làm chủ hoàn toàn công nghệ tăng hạn Su-27 sẽ là tiền đề giúp cho đơn vị tiến tới sửa chữa được Su-30MK2, hay thậm chí là nâng cấp Su-27 lên chuẩn SKM/UBM.

Xem video: Làm chủ công nghệ sửa chữa, tăng hạn máy bay tiêm kích. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Làm chủ công nghệ sửa chữa, tăng hạn máy bay tiêm kích

Trong mỗi đợt huấn luyện thực binh trên biển, mỗi con tàu phải tiêu tốn hàng trăm tấn nhiên liệu cùng nhiều chi phí lớn khác. Do vậy, để tiết giảm ngân sách trong khi vẫn duy trì sự thành thạo trong thao tác thì hệ thống mô phỏng có vai trò cực kỳ quan trọng.

Lữ đoàn 167 - Vùng 2 Hải quân đã đưa vào sử dụng phòng huấn luyện mô phỏng hệ thống điều khiển bắn tên lửa trên tàu 1241.8 - một trong 24 sáng kiến mô hình được đưa vào triển khai trong mùa huấn luyện năm nay.

Ấn tượng quân sự Việt Nam tuần qua: Bước tiến của nền công nghiệp quốc phòng trong nước - Ảnh 6.

Thiết bị mô phỏng do Lữ đoàn 167 chế tạo. Ảnh: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam

Lữ đoàn 167 đã tự viết phần mềm và làm phần cứng cho các thiết bị mô phỏng, tạo ra những mô hình sát với thực tiễn nhiệm cũng như vũ khí, khí tài được biên chế. Từ mô phỏng hệ thống điều khiển bắn tên lửa cho tới mô phỏng hệ thống bắn pháo trên tàu TT-400TP và tàu 1241.8, giúp bộ đội thành thạo ngay khi khai thác vũ khí, khí tài trong thực tế.

Xem video: Hiệu quả của ứng dụng mô phỏng trong huấn luyện tại Vùng 2 hải quân. Nguồn: Truyền hình Quốc phòng Việt Nam.

Hiệu quả của ứng dụng mô phỏng trong huấn luyện tại Vùng 2 hải quân

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại