Các bức ảnh cho thấy có ít nhất 9 chiếc J-16 đang nằm ở bên ngoài nhà máy chế tạo.
Hình ảnh 9 chiếc J-16 bên ngoài nhà máy chế tạo.
Phần lớn những chiếc J-16 này đã được sơn hoàn thiện và gần như sẵn sàng để được bàn giao. Đây là lần đầu tiên hình ảnh hàng loạt chiếc J-16 xuất hiện.
Mẫu chiến đấu cơ đa nhiệm J-16 do Tập đoàn hàng không Thẩm Dương thiết kế và chế tạo. Các nguồn tin cho biết, thiết kế của J-16 dựa trên J-11B nhưng khung thân lại mang nhiều đặc điểm của chiếc Su-30MKK mà Trung Quốc mua từ Nga vào năm 2000.
Điểm khác biệt duy nhất giữa hình dáng của chiếc J-16 so với Su-30MKK nằm ở cánh đuôi đứng. Cánh đuôi đứng của J-16 là dạng vát như (Su-27 và J-11), còn của Su-30MKK là dạng bằng.
Một trong những khó khăn lớn nhất của Trung Quốc khi phát triển J-16 là thiết kế 2 người điều khiển.
Trung Quốc đã mua dây chuyền chế tạo Su-27 từ Nga và sau đó tự sao chép thành các biến thể J-11, nhưng nước này chỉ mua được công nghệ mẫu Su-27SK một chỗ ngồi (Nga không bán công nghệ chiếc Su-30MKK hoặc MK2 cho Trung Quốc).
Việc phát triển thành công J-16 cho phép Trung Quốc sở hữu mẫu máy bay đa nhiệm có thể đảm nhận cả nhiệm vụ không chiến, tấn công mặt đất, mặt biển với khả năng mang khối lượng vũ khí lớn hơn và hiện đại hơn (có thể trang bị với hàng loạt loại vũ khí hàng không do nước này chế tạo) các máy bay JH-17.
Ngoài ra, Trung Quốc còn nhiều lần khẳng định rằng mẫu J-16 vượt trội hơn hẳn so với nguyên mẫu của Nga nhờ trang bị radar mảng pha chủ động (AESA) so với radar mảng pha thụ động (PESA) của Su-30MK2.