Đau bụng: Mặc dù cà chua có thể giúp giữ cho hệ tiêu hóa của chúng ta khỏe mạnh, nhưng ăn quá nhiều có thể gây ra tác dụng phụ. Đặc biệt đối với những người bị hội chứng ruột kích thích, cà chua có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng và dẫn đến đầy hơi. Thậm chí, khi ăn quá nhiều cà chua có thể dẫn đến tiêu chảy, do sự xuất hiện của vi khuẩn 'Salmonella'.
Trào ngược axit dạ dày: Cà chua có tính axit cao. Vì vậy, nếu bạn đã bị trào ngược axit hoặc ợ nóng thì nên cẩn thận trước khi ăn. Cà chua tạo ra nhiều axit nên có thể gây khó chịu ở đường tiêu hóa. Cà chua có chứa axit malic và citric kích thích sản xuất axit dư thừa, dẫn đến trào ngược dạ dày.
Bệnh thận: Những người mắc bệnh thận thường được khuyên nên hạn chế lượng kali. Trong khi đó, cà chua giàu kali, có thể gây rắc rối cho những bệnh nhân này. Một điểm cần lưu ý là cà chua có hàm lượng oxalat cao, có thể dẫn đến sự hình thành sỏi thận.
Làm tăng huyết áp: Khi ăn ở dạng thô, cà chua không có hàm lượng natri cao (chỉ 5 mg) và không ảnh hưởng đến mức huyết áp. Trong thực tế, nó làm giảm nguy cơ cao huyết áp. Nhưng ngược lại, nếu bạn chọn cà chua đóng hộp hoặc súp cà chua, nó có thể chứa một lượng natri cao, điều này không tốt cho những người bị huyết áp cao.
Dị ứng: Một số người bị dị ứng với hợp chất có trong cà chua gọi là histamine. Các triệu chứng dị ứng có thể bao gồm phát ban da, hắt hơi, cảm giác ngứa ở cổ họng, sưng mặt và lưỡi. Cà chua cũng được cho là gây viêm da dị ứng ở một số người. Một phản ứng dị ứng với cà chua cũng có thể dẫn đến khó thở.
Triệu chứng tồi tệ hơn ở bệnh nhân ung thư: Lycopene trong cà chua có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe của chúng ta khi được kiểm soát. Tuy nhiên, các nghiên cứu cho thấy lycopene có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng của ung thư tuyến tiền liệt. Lycopene cũng được chứng minh có phản ứng với một số loại thuốc hóa trị liệu.
Rối loạn tiết niệu: Vì cà chua có tính axit, chúng có thể kích thích bàng quang và đôi khi dẫn đến mất kiểm soát. Nếu bạn dễ bị nhiễm trùng đường tiết niệu, việc ăn quá nhiều cà chua có thể làm trầm trọng thêm các triệu chứng như kích ứng bàng quang và cảm giác nóng rát.
Chuột rút cơ bắp: Hợp chất histamine trong cà chua có thể dẫn đến đau khớp và viêm trong cơ thể, khi hệ thống miễn dịch phản ứng với các protein có trong cà chua. Một hợp chất khác có trong cà chua là 'solanine' cũng có thể dẫn đến viêm. Ăn quá nhiều cà chua cũng có thể gây viêm khớp ở một số người, dẫn đến đau cơ.
Đau nửa đầu: Trong một nghiên cứu của Iran, cà chua có thể gây ra chứng đau nửa đầu. Tuy nhiên, chứng đau nửa đầu có thể được kiểm soát bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Vì vậy, nếu bạn đang bị đau nửa đầu, hãy cân nhắc khi ăn cà chua.
Lycopene cao làm trầm trọng thêm một số vấn đề sức khỏe: Cà chua có chứa hợp chất được gọi là lycopene, không tốt cho những người bị loét dạ dày, vì nó làm trầm trọng thêm các triệu chứng của bệnh. Khi tiêu lycopene thụ vượt quá giới hạn bình thường sẽ làm tăng nguy cơ chảy máu ở những người bị rối loạn chảy máu.
Có thể gây ra hạ đường huyết: Cà chua thực sự có lợi cho những người mắc bệnh tiểu đường, do chỉ số đường huyết thấp của nó. Nhưng, khi tiêu thụ vượt quá giới hạn bình thường, lượng đường trong máu có thể giảm xuống mức thấp nguy hiểm, dẫn đến hạ đường huyết. Điều này có thể gây ra thị lực mờ, tim đập nhanh, chóng mặt, đổ mồ hôi,…
Quá nhiều cà chua có thể gây rủi ro trong thai kỳ: Như đã đề cập trước đó, cà chua là một nguồn tuyệt vời của các chất dinh dưỡng và chất chống oxy hóa. Tuy nhiên, nó có thể gây ra rủi ro trong khi mang thai và cho con bú nếu ăn quá mức.