1. Hỗ trợ, phòng ngừa ung thư
Măng cụt có chứa chất Garcinone E. Nhờ đó, vỏ măng cụt có tác dụng gây cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư gan, dạ dày và phổi.
Ngoài ra, hợp chất xanthone trong măng cụt (thuộc nhóm chống oxy hóa) cũng có tác dụng kháng viêm mạnh mẽ và hỗ trợ tiêu diệt các tế bào ung thư. Chất này chứa nhiều trong vỏ.
Vỏ ngoài của măng cụt hơi đắng, nên trong Đông y thường kết hợp với một số vị khác để làm thuốc chữa bệnh. Bạn có thể kết hợp vỏ măng cụt với hạt mùi, hạt thìa, cam thảo, vỏ quýt, gừng…
Bạn có thể kết hợp theo công thức vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
Măng cụt có chứa chất Garcinone E. Nhờ đó, vỏ măng cụt có tác dụng gây cản trở sự hình thành và phát triển của các tế bào ung thư gan, dạ dày và phổi. Ảnh minh họa.
2. Trị tiêu chảy
Dùng vỏ măng cụt khô 24g, hạt thì là (có nơi gọi hạt bồng sàn) mỗi thứ 2g. Đem tất cả nấu lấy nước, uống 2 lần trong ngày.
3. Chữa lỵ
Dùng vỏ quả măng cụt 6g, rau sam, rau má, cỏ nhọ nồi, cỏ sữa (mỗi thứ 8g), trà xanh (loại ngon) 6g, cam thảo, vỏ quýt (mỗi thứ 4g), gừng 3 lát. Đem tất cả nấu lấy nước để uống trong ngày.
4. Làm mờ nám da
Rửa sạch vỏ măng cụt, lấy phần thịt vỏ xay nhuyễn, thêm chanh, mật ong vào trộn đều thành hỗn hợp sệt. Thoa hỗn hợp này lên mặt, rửa sạch sau 15–20 phút.
Chanh và mật ong có khả năng giảm nám và tàn nhang hữu hiệu, kết hợp với vỏ măng cụt càng tăng hiệu quả.
5. Chống mụn
Phơi khô vỏ măng cụt, nghiền một vỏ khô thành bột rồi trộn đều với 4 thìa súp dầu ô-liu, thoa hỗn hợp lên mặt, đểtừ 30–60 phút, rửa sạch. Thực hiện 1 lần/tuần.