Ngoài phổi, gan cũng là một bộ phận giữ vai trò thải lọc chất độc khỏi cơ thể. Chức năng chính của gan là giải độc cơ thể một cách tự nhiên. Giữ cho gan khỏe mạnh chính là "chìa khóa" sức khỏe của bạn.
Gan là cơ quan lớn thứ 2 trong cơ thể (sau da). Ngoài nhiệm vụ giải độc cho cơ thể, gan còn đóng vai trò quan trọng trong việc điều tiết chất béo và cân bằng nội tiết tố, hỗ trợ tiêu hóa và tuần hoàn. Vì vậy, nếu không được chăm sóc đúng, gan có thể không thực hiện tốt chức năng của nó, từ đó tăng nguy cơ mắc bệnh trong cơ thể.
Khi máu được lọc qua gan, gan sẽ có nhiệm vụ đảm bảo các chất dinh dưỡng được giữ lại để đưa đến các cơ quan, còn các chất thải sẽ bị loại bỏ.
Tuy nhiên, rất nhiều người không biết rằng ăn uống không lành mạnh cũng như tiếp xúc với môi trường ô nhiễm hoàn toàn có thể làm cho chức năng của gan bị ảnh hưởng.
Những thực phẩm này hoàn toàn có thể chứa nhiều lượng hóa chất độc hại và khiến gan phải làm việc quá sức. Một khi không thể lọc chất thải tốt, nó có thể đọng lại trong gan, gây tắc nghẽn.
Khi gan bị tắc nghẽn nó sẽ không lọc máu một cách tối ưu, thậm chí có thể bị chặn, tích tụ chất béo, giảm lượng chất dinh dưỡng, ảnh hưởng đến sức khỏe.
Giải độc cho gan bằng cách nào?
Để thải độc cho gan, điều tốt và đơn giản nhất bạn nên làm là cải thiện thói quen ăn uống để tăng cường chức năng gan.
Nên bổ sung một số thực phẩm có lợi cho gan như:
- Tỏi: Allicin và selen trong tỏi giúp tăng cường và làm sạch máu, giảm gánh nặng cho gan và phổi.
- Chanh: Không chỉ làm sạch gan, chanh còn có tác dụng làm sạch túi mật, thận, đường tiêu hóa và phổi.
- Bông cải xanh: Loại rau này chứa các enzyme cần thiết giúp giải độc gan và làm sạch đường tiêu hóa. C
- Nghệ: Giúp gan loại bỏ các chất độc hại từ hệ tiêu hóa bằng cách hỗ trợ enzyme thực hiện chức năng lọc thải.
- Cà rốt: Với hàm lượng beta-carotene cao, cà rốt giúp điều chỉnh nồng độ đường trong máu, đồng thời giảm viêm trong cơ thể và là một thực phẩm hỗ trợ gan tốt.
- Nước ép củ cải đường: Chứa một hóa chất gọi là betain kích thích các tế bào gan và bảo vệ các ống gan và mật.
Một số thực phẩm cần tránh vì có thể làm hại gan: Thức ăn nhanh được chế biến sẵn, thức ăn nhiều dầu mỡ và nhóm thực phẩm giàu chất làm ngọt nhân tạo, chất tạo màu...
Những thức uống có lợi cho gan:
- Nước lọc: Bạn có thể giải độc gan và độc tố khỏi bằng cách uống ít nhất 2 lít nước mỗi ngày. Uống nhiều nước sẽ giữ cho cơ thể đủ nước, điều này khuyến khích tái tạo tế bào một cách tự nhiên và cũng sẽ cho phép gan để lọc ra nhiều độc tố và cặn, để gan làm việc nhanh hơn, tăng mức năng lượng của bạn.
- Nước chanh: Vắt một chút nước cốt chanh vào nước hoặc trà để uống mỗi ngày một lần. Nước chanh kích thích sản xuất mật của gan để đẩy độc tố ra ngoài. Nó cũng ngăn ngừa sự tích tụ của sỏi mật và thúc đẩy tiêu hóa.
- Trà xanh: Trà xanh rất giàu chất catechin, một loại chất chống oxy hóa thực vật làm tăng chức năng gan, giúp làm giảm lưu trữ chất béo trong gan.
- Nước ép trái cây: Trái cây như dâu tây, mâm xôi, quả việt quất, quả mâm xôi và tất cả tăng cường sức khỏe của gan. Những loại trái cây có axit hữu cơ làm giảm nồng độ đường trong máu, và sẽ giúp bạn đốt cháy chất béo, giảm nguy cơ các bệnh gan nhiễm mỡ.
Thức uống nên tránh: Rượu và thức uống chứa caffeine được coi là 2 trong những thủ phạm gại gan nhất vì nó có thể làm cho gan mất đi khả năng tái sinh và giảm chức năng lọc thải.
Những hoạt động tốt nên thực hiện hàng ngày để tăng cường sức khỏe gan:
- Giảm stress: Căng thẳng làm tăng hormone căng thẳng endorphin trong máu, từ đó tăng các độc tố đến gan khiến gan phải làm việc nhiều hơn.
- Tập thể dục càng nhiều càng tốt: Tập thể dục giúp bạn duy trì một trọng lượng cơ thể khỏe mạnh, do đó làm giảm nguy cơ mắc bệnh gan nhiễm mỡ. Tập thể dục cũng giúp cải thiện chức năng của các enzym gan. Tuy nhiên, tập luyện quá mức được kết nối với các enzyme gan tăng, đó là lý do tại sao bạn nên ngừng tập thể dục 48 giờ trước khi xét nghiệm chức năng gan.
(Nguồn: Wikihow/bodyandsoul)