Ai đã "cả gan" chê "sát thủ tàng hình" Su-57 của Nga?

Mạnh Kiên |

Có một quốc gia đã ký hợp tác phát triển Su-57 và dự định mua 144 máy bay nhưng rồi lại có ý kiến chê mẫu tiêm kích của Nga quá đắt tiền.

Theo các quan chức không quân Ấn Độ, Su-57 quá đắt tiền... Điều gì khiến chiến đấu cơ tân tiến nhất và được đánh giá cao của Nga lại bị đánh giá như vậy?

Thương vụ Nga-Ấn Độ

10 năm sau khi máy bay chiến đấu tàng hình Su-57 của Nga có lần bay thử đầu tiên, nhà sản xuất máy bay Sukhoi cuối cùng cũng đã chuyển giao những mẫu đầu tiên cho quân đội Nga sử dụng trên tuyến đầu.

Ban đầu, Sukhoi đã lên kế hoạch bàn giao những chiếc Su-57 bản tiêu chuẩn vào cuối năm 2019. Nhưng vụ tai nạn tháng 12/2019 của mẫu máy bay phản lực hai động cơ này đã buộc công ty phải tạm dừng kế hoạch ban đầu.

Cũng chính vì sự cố này mà lộ trình phát triển của Su-57 cũng đã có những đổi khác. Gần đây vào đầu năm 2018, Ấn Độ đã ký hợp tác phát triển máy bay chiến đấu tàng hình với Nga, bao gồm các điều khoản hỗ trợ tài chính cho đến thiết kế.

Nhưng New Delhi đã bất ngờ rút khỏi thỏa thuận hợp tác phát triển ngay vào tháng 4/2018. Các quan chức không quân Ấn Độ cho rằng Su-57 quá đắt tiền, chế tạo kém và chạy bằng động cơ cũ, cũng như không đáng tin cậy.

Theo National Interest, quan điểm của Ấn Độ đã phản ánh những khoảng cách lớn còn tồn tại giữa thiết kế trên lý thuyết và khả năng sản xuất trên thực tế. Việc phác họa một chiếc máy bay chiến đấu tiên tiến trên giấy hoàn toàn khác việc chế tạo và khiến nó hoạt động.

Phát triển công nghệ trong lĩnh vực hàng không quân sự là một công việc không hề đơn giản. Đã có nhiều mẫu máy bay nhận được đánh giá kém ngay từ đầu khi thử nghiệm. Nhưng sự chê bai của New Delhi là điều đặc biệt đáng lo ngại đối với người Nga.

Vào thời điểm đó, Sukhoi đang nghiên cứu hai biến thể của Su-57, một mẫu cho người Nga và một mẫu khác cho Ấn Độ.

Không quân Ấn Độ có tham vọng mua 144 máy bay tàng hình và doanh thu trong tương lai từ thương vụ này đã củng cố toàn bộ nỗ lực phát triển Su-57 của Nga. Bên cạnh đó, New Delhi cũng phải trả 6 tỷ USD cho công việc thiết kế.

Ai đã cả gan chê sát thủ tàng hình Su-57 của Nga? - Ảnh 2.

Su-57 là mẫu tiêm kích tàng hình tiên tiến nhất của Nga.

Phiên bản Nga của Su-57 được cho là đơn giản hơn phiên bản Ấn Độ. Phiên bản thứ hai bao gồm các hệ thống điện tử hàng không của Ấn Độ và khả năng tương thích với nhiều loại vũ khí. Nhưng cuối cùng mẫu máy bay chiến đấu phiên bản Ấn Độ chỉ tồn tại trên giấy.

Trong khi những phát triển mới trên phiên bản Nga của Su-57 là không có gì nổi bật, theo quan điểm của New Delhi.

Động cơ chính trị?

Theo một tài liệu đánh giá mà Business Standard có được, các quan chức không quân và quốc phòng Ấn Độ đã liệt kê ít nhất bốn sự thiếu hụt về mặt hiệu suất và các tính năng kỹ thuật khác.

Theo đó, động cơ AL-41F được trang bị cho Su-57 là không đáng tin cậy. Trong khi hệ thống radar không đầy đủ.

Khung máy bay được chế tạ không phù hợp với những tiêu chuẩn cần thiết trên một mẫu chiến đấu cơ tàng hình. Và trước những điểm này, Ấn Độ cho rằng 6 tỷ USD là con số quá lớn khi phải trả trước.

Theo Business Standard, các quan chức Nga đã phản bác, nói rằng động cơ AL-41F chỉ là tạm thời cho đến khi phiên bản động cơ hoàn toàn mới và mạnh mẽ hơn có thể được phát triển. Radar cũng vậy, tạm thời hệ thống đang chờ các cảm biến mới được phát triển dành riêng cho phiên bản máy bay chiến đấu của Ấn Độ.

Mặc dù vậy, Business Standard suy đoán rằng các khiếu nại của Ấn Độ có thể không đơn giản chỉ là không hài lòng với Su-57 của Nga mà còn mang động cơ chính trị phần nào.

Trên thực tế, lúc đó New Delhi cũng đang lên kế hoạch mua 126 máy bay chiến đấu Rafale mới từ Pháp với tổng giá trị lên tới 18 tỷ USD. Việc từ bỏ Su-57 đã giúp Ấn Độ có nguồn tiền dư dả cho các máy bay phản lực của Pháp.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại