Tại buổi họp, Ủy ban châu ÂU cũng đã ấn định mức chi tiêu trong năm tới là 189,3 tỷ euro (năm 2023 là 186,6 tỷ euro) và 113 tỷ euro thanh toán trợ cấp theo chương trình phục hồi đại dịch ”. Ngân sách hướng đến sáu ưu tiên: thỏa thuận xanh, số hóa, nền kinh tế cho tất cả mọi người, thúc đẩy lối sống châu Âu, các cam kết quốc tế và dân chủ.
Cuộc chiến Nga - Ukraine vẫn đang diễn ra quyết liệt (Ảnh: Reuters).
Dự kiến vào ngày 20/6 tới, Ủy ban châu Âu sẽ đề xuất những thay đổi đối với khung ngân sách cho giai đoạn 2021-2027, phân phối lại các quỹ để phần còn lại của giai đoạn được đảm bảo về mặt tài chính.
Không giống như ngân sách quốc gia, ngân sách châu Âu không thể bị thâm hụt và EU chỉ có các quỹ đã cam kết, khoản tiền này có thể được bổ sung bằng nguồn thu của chính mình.
Do đó, sự thiếu hụt sẽ không ảnh hưởng đến viện trợ quân sự cho Ukraine, vì nó được tài trợ thông qua Cơ chế Hòa bình châu Âu, một quỹ ngoài ngân sách được thúc đẩy bởi sự đóng góp của các quốc gia thành viên.
Để thực hiện các kế hoạch tài chính, Ủy ban châu Âu đã được phép huy động vốn từ các thị trường quốc tế cho đến năm 2026, trang trải chi phí đi vay từ trần ngân sách dài hạn. Điều này sẽ yêu cầu sử dụng tối đa tính linh hoạt trong ngân sách dài hạn.
Trong thực tế, điều này có nghĩa là chuyển tiền từ năm này sang năm khác. Nhưng tiền dành cho Ukraine không phải là vấn đề duy nhất trong ngân sách châu Âu vào năm tới.
Lãi suất tăng đã khiến việc thanh toán khoản nợ mà EU đảm nhận để tài trợ cho chương trình khắc phục đại dịch trở nên đắt đỏ hơn đáng kể.
Kể từ khi bắt đầu cuộc xung đột Nga-Ukraine vào tháng 2 năm 2022, EU đã cung cấp cho Ukraine khoảng 53 tỷ euro viện trợ kinh tế và quân sự.
Cùng với các nguồn lực được cung cấp để giúp các quốc gia thành viên đáp ứng nhu cầu của những người Ukraine phải di tản, tổng hỗ trợ dành cho Ukraine và người dân nước này lên tới khoảng 70 tỷ euro.