Nguyên nhân gây tổn thương lá gan là gì?
Gan là cơ quan nội tạng lớn nhất trong cơ thể con người. Nhiệm vụ của nó là lọc máu, xử lý các chất dinh dưỡng từ thực phẩm được tiêu thụ, hỗ trợ cơ thể chống lại nhiễm trùng, sản xuất protein cần thiết chống tình trạng cục máu đông và còn nhiều hơn thế nữa.
Chính vì những trách nhiệm lớn lao này mà gan cũng rất dễ bị các chất độc hại tấn công, gây nguy cơ mắc bệnh xơ gan, suy gan, ung thư gan.
Có rất nhiều nguyên nhân gây ra những tổn hại đến gan. Một ví dụ điển hình trong số đó chính là lạm dụng các chất cồn như rượu, bia… Bên cạnh đó cũng phụ thuộc vào thói quen sống không lành mạnh khiến gan bị hư hại nhiều.
9 yếu tố gây tổn thương gan
1. Béo phì
Bác sĩ David Bernstein,trưởng khoa nghiên cứu về gan tại Trung tâm Northwell Health ở Manhasset, New York (Mỹ), đồng thời cũng là chuyên gia về ung thư gan cho biết, béo phì là nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ không cồn (NAFLD). Cơ chế này còn có liên quan đến hội chứng trao đổi chất, huyết áp cao và thừa mức triglyceride.
Khi có quá nhiều chất béo tích tụ trong gan, gan sẽ dễ dàng bị mắc các bệnh như xơ gan hoặc suy gan. Căn bệnh này không chỉ xuất hiện nhiều ở những người có độ tuổi từ 40 - 50 mà còn có ở những thanh thiếu niên mắc bệnh béo phì.
(Ảnh minh họa)
2. Nước ngọt có gas
Nước ngọt có gas cũng là một yếu tố khiến cho cân nặng tăng vọt và cũng gây tổn thương nhiều cho gan. Một nghiên cứu gần đây được công bố trên tạp chí Hepatology phát hiện ra, những người uống nhiều nước ngọt có gas có nguy cơ bị béo phì và mắc bệnh gan nhiễm mỡ cao hơn so với người bình thường.
Nếu trong 6 tháng, mỗi người chỉ cần hai lon nước ngọt có gas mỗi ngày, họ sẽ chứng kiến ngay dấu hiệu xuất hiện của gan nhiễm mỡ. Vì thế, bạn chỉ có thể giảm thiểu lượng tiêu thụ nước ngọt có gas thì bạn mới giúp cho lá gan khỏe mạnh.
3. Thuốc kháng sinh Acetaminophen
Nếu sử dụng acetaminophen liều cao, cơ thể sẽ có nguy cơ bị suy gan, nguy hiểm hơn là tử vong. Trong trường hợp ấy, để cứu sống bệnh nhân thì cần phải có biện pháp cứu chữa ngay lập tức.
Bên cạnh đó, bác sĩ Daniel F.Schafer, giáo sư y học nội khoa thuộc Trung tâm Y tế của trường Đại học Nebraska ở Omaha (Mỹ) cho biết chất hóa học này tồn tại ở trong hàng chục sản phẩm dược phẩm.
Vì thế, khi mua thuốc, để an toàn cho sức khỏe, tốt nhất bạn nên có đơn thuốc được bác sĩ tư vấn và kê toa chính xác.
4. Các loại thuốc khác
Ngoài acetaminophen, một số loại thuốc khác cũng gây hại cho gan của bạn. Ví dụ, sử dụng nhiều các loại thuốc chứa chất steroid đồng hóa (thuốc tăng cường hooc-mon nam mà một số vận động viên sử dụng để cải thiện cơ bắp của mình) sẽ có nguy cơ bị mắc ung thư gan. Ngoài ra còn cả một số chất gây nghiện khác nhưu heroin và cocain cũng không loại trừ.
Tốt nhất, bạn nên tránh sử dụng các chất kích thích và ma túy có hại. Nếu nhận thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như vàng da, nước tiểu sẫm màu, đau bụng... thì hãy mau chóng đến gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe của mình.
5. Viêm gan
Viêm gan B và C cũng nằm trong danh sách những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư gan trên thế giới. Trong đó, viêm gan C là bệnh rất dễ bị lây qua đường máu như dùng chung kim tiêm, quan hệ tình dục không dùng bao cao su (trường hợp này thì hiếm khi truyền máu), xăm bằng kim bị bẩn.
Dù viêm gan C có thể được điều trị bằng thuốc nhưng vẫn cần được chẩn đoán sớm để ngăn chặn nguy cơ dẫn đến xơ gan, ung thư và suy gan nhanh, nguy hiểm hơn chính là bị tử vong.
Viêm gan B và C cũng nằm trong danh sách những nguyên nhân chủ yếu gây ung thư gan trên thế giới
6. Bệnh di truyền
Kết hợp cùng một vài yếu tố lây truyền khác, di truyền học cũng là nguyên nhân tác động đến sức khỏe của gan.
Ví dụ, bệnh thừa chất sắt (Hemochromatosis) do yếu tố di truyền gây ra sự tích tụ nhiều chất sắt trong cơ thể, làm xơ gan và dẫn đến suy gan; hoặc căn bệnh Wilson gây ra sự tích tụ chất đồng trong cơ thể, ảnh hưởng tới không chỉ gan mà còn cả não bộ và cả các cơ quan khác.
Rất may mắn là cả hai căn bệnh này đều có phương án chữa trị nếu được chẩn đoán kịp thời. Đối với bệnh thừa sắt, để loại bớt sắt, các bác sĩ sẽ rút một lượng máu vừa đủ theo định kì. Đối với bệnh Wilson, một số loại thuốc chứa chất chelating sẽ có tác dụng loại bỏ đồng.
7. Bệnh tự miễn dịch
Một số căn bệnh tự miễn dịch cũng có thể ảnh hưởng đến chức năng gan. Khi hệ miễn dịch của cơ thể tấn công nhầm vào gan, nó sẽ gây ra chứng viêm gan tự miễn. Không ai có thể đoán trước bệnh sẽ tới chính xác khi nào, nhưng có một điều chắc chắn rằng yếu tố di truyền bệnh đã đóng vai trò không nhỏ trong việc gây bệnh.
Triệu chứng bệnh này thường xảy ra nhiều ở phụ nữ và những người mắc bệnh xơ gan mật (PBC). Nếu không được chữa trị kịp thời có thể dẫn đến xơ gan và suy gan. Bệnh viêm gan tự miễn và PBC tuy không có cách chữa trị triệt để nhưng nếu tuân thủ theo các phương pháp điều trị thường xuyên của bác sĩ thì bệnh có thể thuyên giảm đáng kể.
8. Hút thuốc
Hút thuốc có nguy cơ làm tăng ung thư gan và xơ gan do khói thuốc tác động vào cơ quan nội tạng trong cơ thể. Đồng thời, nó cũng thúc đẩy sản xuất các cytokine, một loại hóa chất gây viêm và tổn thương nghiêm trọng đến tế bào gan.
Lưu ý, những người bị viêm gan B hoặc C nếu hút thuốc lá thì có khả năng mắc bệnh ung thư biểu mô tế bào gan.
Hút thuốc có nguy cơ làm tăng ung thư gan và xơ gan do khói thuốc tác động vào cơ quan nội tạng trong cơ thể
9. Rượu
Cuối cùng vẫn không thể bỏ qua, rượu là kẻ thù hàng đầu của gan, là nguyên nhân chính gây ra bệnh xơ gan và vô số bệnh về gan khác.
Theo ước tính của Tổ chức American Liver Foundation, khoảng 10-15% số người nghiện rượu nặng sẽ gây tổn thương rất nhiều cho gan. Vì thế, bạn nên hạn chế uống rượu và giữ liều lượng ở mức độ vùa phải để không làm hại đến gan.
Tiến sĩ Bernstein khuyến cáo: "Không có thần dược nào có thể loại bỏ được bệnh xơ gan". Vì vậy, hãy mau chóng lập ra kế hoạch sống điều độ, tập thể dục thường xuyên và chế độ dinh dưỡng lành mạnh để bảo vệ lá gan nói riêng và toàn bộ cơ thể nói chung.
*Theo Health