Trung Quốc hiện có khoảng hơn 1,4 tỷ người, trong đó, theo số liệu thống kê chưa đầy đủ có tới hơn 300 triệu người bị huyết áp cao, điều đó có nghĩa là ít nhất cứ mỗi 5 người lại có 1 người trưởng thành bị huyết áp cao.
Tuy nhiên, gần 70% mọi người nghĩ rằng huyết áp của họ là bình thường, không hề biết rằng mình bị huyết áp cao, chỉ khi họ đi khám sức khỏe hoặc bị biến chứng thì mới phát hiện ra bệnh.
Vậy tại sao hầu hết mọi người đều không biết rằng họ đang bị huyết áp cao?
Bởi vì nhiều người, đặc biệt là những người trẻ tuổi và trung niên, thường không chú ý đến huyết áp của họ và nghĩ rằng huyết áp cao là căn bệnh của người già và không liên quan gì đến bản thân họ.
Trên thực tế, độ tuổi khởi phát tăng huyết áp giờ đã trở nên trẻ hơn và nhiều người mắc chứng tăng huyết áp đã khởi phát ở độ tuổi 30.
Huyết áp cao có thể gây đau đầu chóng mặt
Một lý do quan trọng khác là chỉ một số bệnh nhân bị huyết áp cao có thể có các triệu chứng như chóng mặt, nhức đầu, sưng đầu, ù tai, chóng mặt và một số triệu chứng khó chịu khác ở vùng não.
Trong khi, thực tế còn có nhiều người khác đã bị huyết áp cao, và thậm chí huyết áp tâm thu đã là 180 mm Hg, nhưng họ vẫn cảm thấy sức khỏe rất tốt và không có cảm giác khó chịu.
Lý do tại sao có một điều kiện sức khỏe "tốt" như vậy khi đã mắc huyết áp cao có thể là do hai tình huống sau:
Thứ nhất, một số người thường vô tâm hơn. Ngay cả khi họ bị chóng mặt và đau đầu, họ cũng không quan tâm lắm. Họ có thể nghĩ rằng họ đã chưa cho bản thân nghỉ ngơi tốt.
Trong tình huống như vậy, nhiều người nghĩ rằng chỉ cần ngủ nhiều hơn là có thể cải thiện chứng mệt mỏi chóng mặt mà thậm chí họ không nghĩ rằng mình đã bị bệnh huyết áp cao.
Thứ hai, một số người có khả năng chịu đựng tốt hơn, và khi huyết áp tăng lên có thể gây đau đầu và chóng mặt nhưng vì đã quen rồi nên họ không thấy có vấn đề gì. Nếu có đau một chút thì họ cũng nghĩ không phải là vấn đề lớn.
Dù bạn còn trẻ hay đã già, nên tạo thói quen đo huyết áp thường xuyên
Bất kể bạn có nhận được những dấu hiệu "cảnh báo" về huyết áp cao hay không, nếu khi đo có chỉ số huyết áp cao, đừng vội phủ nhận rằng bạn đang không bị cao huyết áp. Hãy dành ra 5 phút nghỉ ngơi, sau đó kiểm tra lại. Nếu huyết áp vẫn còn quá cao, bạn nên chú ý đến việc đi khám và kiểm tra tình trạng huyết áp.
Bạn biết đấy, những con số thường không biết nói dối, nhưng cảm giác thường là lừa dối chúng ta. Hãy dùng kết quả đo đạc xét nghiệm của bạn để khẳng định đình đó.
Do đó, những người trẻ khỏe mạnh cần kiểm tra huyết áp mỗi năm một lần. Những người trên 50 tuổi cần đo huyết áp mỗi sáu tháng hoặc dày hơn, ngay cả khi họ không bị huyết áp cao. Bởi vì, kể cả khi bạn không có bệnh huyết áp cao trước đó, thì cũng không chắc rằng bạn thực sự không bị huyết áp trong hiện tại và tương lai.
Hãy chắc chắn nhớ đến chỉ số "90.140" – chỉ số huyết áp quan trọng nhất
Các chuyên gia trong giới y học đã phát hiện ra rằng khi huyết áp tâm thu vượt quá 140 mm Hg trong một thời gian dài và huyết áp tâm trương vượt quá 90 mm Hg (được viết theo thuật ngữ y khoa là ≥ 140/90 mm Hg), thì xác suất tổn thương nội tạng khác sẽ tăng đáng kể. Do đó, các chuyên gia y khoa coi ngưỡng này là giới hạn của việc huyết áp có bình thường hay không.
Nhiều người không thể nhớ hai con số này. Mỗi lần nhân viên y tế thông báo cho bệnh nhân một chỉ số huyết áp, người bệnh sẽ lại phải hỏi "Có phải chỉ số đó là không bình thường không?"
Trên thực tế, hai con số này vẫn dễ nhớ.
Chúng ta học cách ghi nhớ chuẩn xác hai con số này. Tiêu chuẩn cho huyết áp tâm trương là 90 mm Hg và tiêu chuẩn cho huyết áp tâm thu là 140 mm Hg.
Tất nhiên, khi bạn vừa mới bị huyết áp cao thì không lo rằng sẽ "chết", nhưng nếu để huyết áp cao kéo dài trong thời gian dài thì sự rất nguy hiểm, căn bệnh có thể cướp đi mạng sống bất cứ lúc nào mà không báo trước.
Tác hại của huyết áp cao không phải là một khoảnh khắc, mà là ảnh hưởng lâu dài đến cơ thể con người, gây tổn hại cho các cơ quan quan trọng như tim, não và thận, sau đó gây ra các biến chứng nghiêm trọng. Do đó, việc đo huyết áp thường xuyên là rất quan trọng.
*Theo Health/Sohu