Hệ thống miễn dịch có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ con người luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa mắc bệnh. Vì thế, những người có hệ miễn dịch kém thường rất dễ mắc, lây nhiễm bệnh và bệnh tình trở nặng hơn so với những người có sức đề kháng tốt.
Trong tình hình dịch bệnh COVID-19 đang diễn biến phức tạp như hiện nay, ngoài những biện pháp phòng tránh như đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên… chúng ta cũng cần chú ý đến việc nâng cao hệ thống miễn dịch của bản thân bằng các thói quen hằng ngày để giúp cơ thể có được thể trạng tốt nhất, đề phòng sự lây nhiễm COVID-19 .
Dưới đây là 7 thói quen hằng ngày rất có lợi cho hệ miễn dịch trong thời điểm này mà ai cũng nên thực hiện theo.
1. Ăn nhiều rau quả, trái cây
Bổ sung nhiều loại trái cây, rau quả là một cách để tăng cường dinh dưỡng. Vitamin C trong rau quả chứa rất nhiều nguyên tố vi lượng, có thể cải thiện hệ thống miễn dịch.
Chúng ta nên ăn nhiều rau quả tươi như bông cải xanh, cà rốt, lê. Ngoài ra, mỗi tối uống một ly sữa cũng là một cách để tăng cường sức đề kháng.
2. Ăn nhiều thực phẩm giàu protein
Khả năng miễn dịch suy yếu dần theo tuổi. Do đó, chúng ta nên thường xuyên bổ sung các thực phẩm giàu protein để nâng cao hệ thống miễn dịch. Các nguồn thực phẩm giàu protein là trứng, sữa, đậu nành, đậu phụ… Ngoài ra, một số loại bột dinh dưỡng protein trên thị trường cũng là một lựa chọn tốt.
3. Nuôi dưỡng vi khuẩn có lợi cho cơ thể
Các cơ quan nội tạng tích tụ một lượng lớn vi khuẩn. Ngoài việc thúc đẩy tiêu hóa, vi khuẩn còn có tác động tích cực đến hệ thống miễn dịch. Các nhà nghiên cứu đã chứng minh, những vi khuẩn có lợi không chỉ cùng với những vi sinh vật có hại cạnh tranh dinh dưỡng và không gian sống, mà còn giải phóng các hóa chất hỗ trợ hệ thống miễn dịch loại bỏ các vi sinh vật gây hại.
Một số người một khi bị bệnh là sử dụng thuốc kháng sinh. Điều này gây bất lợi cho vi sinh vật có lợi, dẫn đến các biểu hiện rối loạn chức năng như tiêu chảy. Do đó, chúng ta nên “nuôi dưỡng” những vi khuẩn có lợi. Uống sữa chua uống hay ăn sữa chua mỗi ngày có thể làm tăng số lượng vi khuẩn tốt, giảm nguy cơ mắc bệnh.
4. Xóa tan áp lực, vui vẻ mỗi ngày
Những người lạc quan, vui vẻ có ít triệu chứng cảm lạnh hơn và có khả năng chống lại các bệnh về hô hấp hơn. Chúng ta nên học cách giải tỏa áp lực, tích cực và lạc quan hơn, duy trì sự vui vẻ trong cuộc sống. Điều quan trọng là kết bạn và nói chuyện nhiều hơn bởi vì cô đơn là “kẻ thù” lớn nhất gây tổn thương hệ miễn dịch.
5. Ngủ đủ giấc
Thiếu ngủ làm tăng khả năng nhiễm trùng, mắc bệnh. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng ngủ ít hơn 7 tiếng mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc cảm lạnh lên gấp 3 lần. Điều này cho thấy hệ thống miễn dịch của bạn đang suy giảm.
Người lớn nên ngủ ít nhất 8 tiếng 20 phút mỗi tối. Bên cạnh đó, chất lượng giấc ngủ cũng rất quan trọng. Điều này bị ảnh hưởng rất nhiều bởi nhiệt độ, ánh sáng, âm thanh.
6. Tắm nắng
Ánh sáng mặt trời có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tự miễn. Đôi khi, các tế bào miễn dịch của cơ thể bị rối loạn, quay ngược lại tấn công các tế bào của cơ thể, sinh ra các bệnh được gọi chung là bệnh tự miễn như: bệnh tiểu đường loại I, lupus ban đỏ…
Tất cả đều liên quan đến việc thiếu hụt vitamin D. Vitamin D giúp điều chỉnh hành vi của hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc các bệnh tự miễn. Bổ sung vitamin D bằng ăn uống thêm nhiều các thực phẩm từ sữa, cá. Ngoài ra, tắm nắng là phương pháp hữu hiệu nhất để bổ sung vitamin D, ngăn ngừa hệ miễn dịch bị rối loạn.
7. Vận động nhiều hơn
Dựa vào thể trạng của bản thân, bạn nên lập kế hoạch tập thể dục cho phù hợp. bạn có thể chạy bộ nhiều lần trong tuần, mỗi lần chỉ nên hạn chế trong vòng 1 tiếng. Bởi vì lúc đầu, hệ thống miễn dịch còn yếu, không thể chịu đựng được tập thể dục cường độ cao.
Nguồn: Sohu, The Health