1. Con quá coi trọng những quyền lợi của chúng
Cân bằng giữa việc tạo ra một ngôi nhà tràn đầy yêu thương và một gia đình có kỷ luật là một cuộc đấu tranh không hề dễ dàng. Chắc chắn, cha mẹ nào cũng muốn chăm sóc cho con trong khả năng tốt nhất của mình.
Nhưng nếu lúc nào bạn cũng làm vậy, bạn sẽ vô tình đặt ra cho trẻ những kì vọng cao. Vấn đề là khi trẻ bắt đầu mong đợi quá nhiều trong khi quên học cách biết ơn. Chúng trở nên lộng quyền, trước hết là với bạn, sau đó với mọi người khác.
Bố mẹ có thể làm gì?
- Chỉ ra và nói với con rằng không phải điều gì cũng tập trung về con. Mọi thứ không xoay quanh con. Mong muốn của con phải hợp lý và thực tế.
- Dạy cho con cách biết ơn: Dưới dạng một bài tập, bạn có thể giúp con viết một danh sách những điều con thấy biết ơn.
Bạn cũng có thể giúp con viết thiệp cảm ơn cho những người mà chúng biết ơn. Giúp con phát triển khả năng biết nhìn nhận và biết ơn sẽ giúp con nhận ra rằng con không phải là trung tâm của vũ trụ.
- Bạn cũng nên phân công cho con làm việc nhà và cảm ơn con.
2. Con không chấp nhận bị từ chối
Đây là một lối suy nghĩ khá nguy hiểm cho trẻ khi còn nhỏ. Nếu không được phát hiện và sửa kịp thời, bạn sẽ để con mình trở thành một kẻ ngược đãi, không biết cách chấp nhận việc bị từ chối sau này trong cuộc đời.
Bố mẹ có thể làm gì?
Con bạn nên nhận ra bị từ chối có nghĩa là thế nào, giải thích cho con hiểu tại sao có những lúc bạn phải nói không và tại sao điều đó lại quan trọng.
3. Con thiếu đi lòng trắc ẩn, sự cảm thông và lòng tốt
Một trong những điều quan trọng nhất của con người là lòng đồng cảm và trắc ẩn. Chúng ta sống trong xã hội, và chúng ta làm cho nhau tốt hơn bằng cách tiếp cận và giúp đỡ lẫn nhau.
Khi con bạn không có cảm giác thuộc về mối quan hệ nào đó, không có lòng trắc ẩn, chúng sẽ mất cơ hội để tạo ra những mối quan hệ lành mạnh lâu dài.
Bố mẹ có thể làm gì?
Nhà giáo dục về cách nuôi dạy con Nancy Samalin nói: "Bất cứ khi nào đứa trẻ làm điều gì hữu ích, quan tâm, mang tính hợp tác, hoặc cho thấy sự cải thiện, hãy cho chúng biết bạn đã nhận thấy và đánh giá cao điều đó".
Bạn có thể nói: "Cảm ơn con, mẹ thích cách con đã giúp bạn lấy lại đồ chơi" hoặc "Mẹ đã rất ấn tượng với cách con tự giải quyết vấn đề bài tập về nhà của con". Một chút ghi nhận tích cực sẽ giúp con đi một chặng đường dài.
4. Con chưa có ý thức và không biết cảm thấy tội lỗi
Khi trẻ không cảm thấy tội lỗi là chúng chưa có ý thức về hành động của mình và vẫn nghĩ rằng chúng không làm gì sai cả.
Bố mẹ có thể làm gì?
Dạy cho trẻ biết cảm thấy tội lỗi ở một chừng mực nào đó là rất quan trọng. Hãy cho chúng thấy những hậu quả mà hành động của chúng gây ra đối với người khác, cho chúng biết cảm giác của người khác và để chúng nhìn thấy quan điểm của người khác.
Tuy nhiên, bạn không nên làm cho con cảm thấy bản thân là người hoàn toàn không ổn.
Bà Nancy khuyên rằng: "Hãy nói cho con về cảm xúc của bạn, nhưng đừng tấn công con bạn hoặc nói thẳng ra hết tất cả những điều sai trái của con".
Tốt hơn nữa, hãy nhấn mạnh cho con biết về hậu quả các hành động con làm. Nếu con không cảm thấy có lỗi, hãy để con trải qua cảm giác bị mất cái gì đó để trả giá cho việc đã làm sai.
Nó không phải là để làm cho con thấy buồn mà là để dạy con sự khác biệt giữa đúng và sai và buộc con phải chịu trách nhiệm về những lựa chọn của mình.
5. Con không quan tâm đến cảm giác của người khác
Con bạn không quan tâm đến người khác hay cảm xúc của người khác là một dấu hiệu cho thấy sự ích kỉ. Nhưng con cần phải học rằng ai cũng quan trọng cả.
Bố mẹ có thể làm gì?
Bà Nancy đưa ra lời khuyên: “Khi bạn tức giận với con, hãy sử dụng những câu bắt đầu với “Bố/mẹ”, chứ không phải là với “Con”, ví dụ như hãy nói “Bố/mẹ rất tức giận” thay vì “Con thật là hư hỏng”.
Khi con bạn làm điều gì đó khiến bạn cảm thấy buồn hay tức giận nhưng con lại không quan tâm đến điều đó, bạn có thể nói rõ cho con suy nghĩ và cảm giác thật của bạn để cho con hiểu, ví dụ như: “Bố/mẹ rất buồn vì con về muộn mà còn không gọi về báo.”
Bạn cũng có thể dạy con làm từ thiện. Nếu bạn đi khuyên góp hay làm từ thiện, hãy đưa con đi theo, để con có thể thấy được những người khác đang phải chịu những cực khổ gì và gợi ý cho con những cách mà con có thể giúp đỡ những người còn khó khăn.
6. Con hay đổ lỗi cho người khác
Nhu cầu trốn tránh bất kỳ trách nhiệm nào đối với những hành vi xấu có thể dần dần phát triển thành một thứ gì đó gây hại. Trẻ có thể bắt đầu nói dối và thao túng người khác để thoát khỏi rắc rối, và điều này có thể tiếp tục mà bạn không hề để ý.
Bố mẹ có thể làm gì?
Bạn không phải đánh con và khăng khăng rằng con phải chịu trách nhiệm mọi lúc. Trên thực tế, bạn có thể dạy con về những thứ con nên biết chịu trách nhiệm bằng cách làm cho việc chịu trách nhiệm trở nên "hữu hình."
Bà Nancy gợi ý: "Hãy viết một ghi chú hoặc làm một dấu hiệu cho con bạn". Ví dụ: "Con thân yêu, đây chỉ là một lời nhắc nhở thôi.
Đây là những gì đã con phải thực hiện trước khi có thể xem TV ngày hôm nay: Làm sạch quần áo trong tủ quần áo. Rửa sạch và lau khô bát đĩa. Cho chó ăn và đi bộ. Cảm ơn con đã giúp đỡ mẹ nhé. Yêu con!".
7. Con quá đòi hỏi
Có phải con bạn thường hay mè nheo về cái gì chúng muốn? Có phải chúng rất ám ảnh về nó và kiên trì cho đến khi có bằng được? Vậy thì đúng rồi, con bạn có thể rất đòi hỏi.
Bố mẹ có thể làm gì?
Bà Nancy cho biết: "Đối với những đứa trẻ gặp khó khăn trong việc kiểm soát, hãy cho chúng cơ hội để lựa chọn sẽ giúp chúng cảm thấy được kiểm soát mặc dù không quá nhiều.
Hãy hỏi chúng xem chúng thích trứng ốp lết hay trứng chiên. Cho chúng lựa chọn giữa đọc hoặc chơi trong suốt thời gian rảnh.
Điều quan trọng là cả bố mẹ và con đều biết ai là người kiểm soát lịch trình và khi nào thì mọi thứ cần phải được dừng lại hay giảm bớt. Con cần biết rằng mọi người đều có nhu cầu, và mọi người đều có tiếng nói về những gì họ muốn hoặc cần.
Khi trẻ cần được rèn kỷ luật, việc thể hiện sự đồng cảm, thông cảm đối với con cũng rất quan trọng.
Đừng quá cứng nhắc và khó tính. Rèn kỷ luật không phải từ phía bố mẹ mà là để dạy con trở thành những người trưởng thành tuyệt vời nhất mà trẻ có thể trở thành trong cuộc sống sau này.
Nguồn: parent