7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ!

Vân Hồng |

Hạnh phúc = Vật chất /Ham muốn tiêu dùng (tiền làm ra/nhu cầu chi tiêu). Lượng nước uống cho người lớn = Số cân nặng cơ thể * 30-40ml. Lượng rượu cho phép = Nồng độ rượu * 0,8...

Nội dung dưới đây rút từ bài viết của các chuyên gia:

1. Chuyên gia Thẩm Nhạn Anh: Trung tâm Giáo dục Sức khỏe Trung Quốc

2. Bác sĩ Cao Hồng Khải, Phó giám đốc khoa ngoại, Tổng bệnh viện Vũ Cảnh, TQ

3. Bác sĩ Đới Kình Nhung, Giám độc khoa xương khớp, Bệnh viện nhân dân số 9, Đại học giao thông Thượng Hải, TQ

4. Phó giáo sư Thang Vĩnh Long, khoa Tâm lý học, Đại học Tây Nam, TQ

Những công thức này nghe qua có vẻ khó hình dung, hoặc rắc rối, nhưng khi đã quen, thì đây chính là "kim chỉ nam" rất hữu hiệu cho bạn để áp dụng đúng cách. Giống như làm một món bánh, nếu bạn không theo công thức, chiếc bánh ra lò sẽ không như ý, thậm chí, không thể thành sản phẩm.

Sức khỏe, sự khỏe mạnh thực ra là gì? Có người nói rằng đó là khi bạn sống một ngày trong vui vẻ, có người nói đó là khi bạn sống mà không có bệnh. Nghe có vẻ khó định lượng, cụ thể là gì và làm sao để có sức khỏe?

Theo các chuyên gia, sức khỏe hoàn toàn có thể định lượng được, chứ không hẳn là định tính, không hẳn là dựa vào điều bạn cảm thấy. Chỉ cần bạn đọc, hiểu và ghi nhớ được 7 công thức dưới đây, là hoàn toàn có thể "nắm giữ" được sức khỏe trong lòng bàn tay mà không lo nó sẽ biến mất.

1. Công thức hạnh phúc

Chuyên gia Paul Samuelson, từng đoạt giải Nobel về kinh tế, đã đưa ra một công thức cho hạnh phúc:

Hạnh phúc cá nhân = Vật chất /Ham muốn tiêu dùng (tiền làm ra/nhu cầu chi tiêu).

Công thức này có thể dẫn đến 3 kết quả:

1. Khi ham muốn không thay đổi, thì hạnh phúc tỷ lệ thuận với vật chất.

2. Khi vật chất không thay đổi, thì hạnh phúc và ham muốn tỉ lệ nghịch với nhau.

3. Khi vật chất và ham muốn đều tăng, nếu tốc độ phát triển của vật chất tăng cao hơn nhu cầu của ham muốn, thì hạnh phúc sẽ tăng cao. Còn nếu tốc độ tăng trưởng vật chất thấp hơn tốc độ tăng của ham muốn, thì hạnh phúc sẽ giảm xuống.

Nói một cách đơn giản, khi vật chất đáp ứng được ham muốn thì sẽ hạnh phúc và ngược lại.

Ham muốn ít thì sẽ hài lòng với thứ vật chất mà mình đang có, từ đó sẽ hạnh phúc. Ngược lại, nhu cầu ham muốn tiêu dùng lớn mà vật chất ít, không có tiền, thì bạn sẽ cảm thấy thiếu hạnh phúc.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 2.

Paul Samuelson - Chuyên gia Kinh tế Mỹ đạt giải Nobel

Phó giáo sư Thang Vĩnh Long nhấn mạnh, con người hiện tại luôn cảm thấy thiếu hạnh phúc, xuất phát từ các nguyên nhân sau đây:

- Thích so sánh với người quá cao hơn mình, luôn nhìn lên trên và đau khổ

- Không có mục tiêu tinh thần

- Không chú trọng xây dựng và phát triển những điều tốt đẹp trong cuộc sống

- Thiếu tinh thần cống hiến, xây dựng

- Không biết thế nào là đủ, không biết điểm dừng, áp lực lớn, căng thẳng nhiều, hay lo lắng mông lung.

Ông cho rằng, hạnh phúc không phải là cái gì quá kinh thiên động địa, đao to búa lớn. Nó đơn giản chỉ là một cảm giác tốt đẹp ví dụ như giúp đỡ người khác, sống với thái độ điềm tĩnh, lạc quan, luôn cảm thấy vui vẻ thì sẽ hạnh phúc.

Bạn muốn cải thiện hạnh phúc, thì phải nên bắt đầu từ những điều tưởng như tầm thường. Ví dụ, khi chán nản thì đọc sách, xem một bộ phim cùng những người bạn, cho con mèo đi lạc bên lề đường một miếng ăn… đều là những thứ cơ bản giúp bạn nâng cao cảm giác được sống hạnh phúc.

2. Công thức uống nước

Theo chuyên gia Thẩm Nhạn Anh, nước là vật liệu cơ bản để duy trì sự trao đổi chất và các chức năng sinh lý của cơ thể, vì thế nó đặc biệt quan trọng.

Người lớn: Lượng nước cần uống trong ngày = Số cân nặng cơ thể * (nhân) 30-40ml. Ví dụ bạn 50kg thì có thể uống từ 1,5 – 2 lít nước/ngày.

Trẻ em có nhu cầu bài tiết cao hơn, uống nước nhiều hơn, vì vậy có thể áp dụng theo công thức: Lượng nước cần uống trong ngày = Số cân nặng cơ thể * (nhân) 80-90ml. Ví dụ bạn 20 kg thì có thể uống từ 1,6 – 1,8 lít nước/ngày.

Trẻ em dưới 2 tuổi: Số nước cần uống trong ngày = Cân nặng (kg) * (nhân) 100 ~ 150 (ml).

Cần phải nhắc nhở thêm rằng, người già thường dễ bị các bệnh tổn thương niêm mạc dạ dày, khô miệng, dễ cảm thấy khát nên hãy mang theo nước để bổ sung độ ẩm kịp thời. Lượng nước hàng ngày nên uống khoảng 2 – 2,5 lít để phòng tránh chứng máu đông vón cục, gây tắc mạch máu.

Người làm việc trong môi trường nhiệt độ càng cao thì nên uống nước nhiều hơn.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 3.

3. Công thức uống rượu

Tổ chức Y tế Thế giới kết luận, mỗi người chỉ nên uống rượu không quá 20ml/ngày. Tiêu chuẩn của Trung Quốc thì chỉ nên uống không quá 15ml đối với nam và nữ giới thì nên uống ít hơn số đó.

Bác sĩ Cao Hồng Khải cho rằng, công thức uống rượu của một người nên là:

Tửu lượng cho phép = Nồng độ rượu * 0,8 = lượng rượu có thể uống.

Ví dụ, nếu uống rượu loại dưới 40 độ, thì không nên quá 2 chén. Nếu rượu từ 40-50 độ, thì không uống quá 1 chén. Rượu trên 50 độ thì không nên uống quá nửa chén.

Rượu vang có nồng độ thấp hơn thì có thể uống khoảng 3 chén nhỏ. Đây là ngưỡng uống an toàn. Nếu uống quá lượng rượu trên thì có thể làm hại gan và các cơ quan nội tạng khác.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 4.

Bác sĩ Cao Hồng Khải

Bác sĩ Khải kiến nghị, trước khi uống rượu nên ăn thực phẩm thuộc tinh bột và protein, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày; đồng thời uống nhiều nước, đẩy nhanh tốc độ bài tiết rượu, từ đó làm giảm bớt gánh nặng cho gan.

Khi uống rượu, nên uống từng ngụm càng nhỏ càng tốt, để hạn chế làm ảnh hưởng đến niêm mạc họng, thực quản và dạ dày, đồng thời làm giảm triệu chứng say. Nên ăn kèm một chút đồ ăn nhắm, ăn củ cải để giã rượu, thải độc.

Khi uống rượu xong có thể uống chút nước pha mật ong, nước ép trái cây, nước ép cần tây để giúp giải rượu nhanh hơn.

4. Công thức về hiệu suất làm việc

Rất nhiều người làm việc liên tục với cường độ cao trong thời gian dài, nhưng điều này không đồng nghĩa với hiệu quả cao.

Những người làm việc có hiệu quả nhất thường lại không phải là những người làm việc nhiều thời gian nhất hay chăm chỉ nhất.

Công thức nên áp dụng: Hiệu suất công việc = số lượng công việc/thời gian làm việc

Có nhiều người nhầm tưởng rằng, mình đã bỏ rất nhiều thời gian ra để làm việc, thì mình phải được nhận thành quả nhiều hơn, nhưng quan niệm này sẽ khiến bạn rơi vào trạng thái tiếp tục mặc kẹt trong vòng luẩn quẩn, làm việc nhiều nhưng không hiệu quả.

Đôi khi, làm việc trong thời gian quá dài, căng sức nhưng hiệu quả lại thấp. Những lúc này, bạn nên dừng công việc, nghỉ ngơi từ 20-30 phút, làm giãn áp lực công việc, về nhà tắm nước ấm, hoặc ăn cơm cùng gia đình, ngủ một giấc sớm… đều là những cách giúp bạn "xạc pin", cải thiện năng lượng, nâng cao hiệu suất làm việc sau đó.

Lời khuyên của chuyên gia là trước khi làm việc, bạn nên sắp xếp kế hoạch, tuần tự thực hiện các bước theo thứ tự ưu tiên. Dựa vào đồng hồ sinh học của bản thân, việc quan trọng nhất nên làm vào giờ vàng, tiếp theo là việc ít quan trọng hơn vào giờ bạc, cứ như thế đến giờ đồng, giờ đá, việc càng ít quan trọng thì cứ để sau...

Căn cứ vào những mốc thời gian khác nhau nên lựa chọn làm những công việc phù hợp khác nhau, khiến cho hiệu quả công việc được phát huy một cách tối đa nhất.

Nên nhớ rằng, hiệu quả công việc được tính bằng công thức thời gian làm việc càng ngắn, thành quả công việc mang lại càng cao, đó mới là thứ bạn nên có kế hoạch cẩn thận.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 5.

5. Công thức đo mật độ xương

Theo những nghiên cứu triển khai tại Đại học Tottori Nhật Bản, dựa trên trọng lượng và tuổi tác có thể ước tính được mật độ xương và nguy cơ mắc bệnh loãng xương.

Mật độ xương = (Trọng lượng cơ thể (kg) - Tuổi) × 0.2.

Nếu kết quả là ít hơn -4, nguy cơ cao; kết quả là -4 đến -1, thuộc nguy cơ vừa phải, nếu lớn hơn -1, rủi ro là nhỏ.

Ví dụ, trọng lượng của bạn là 45 kg, tuổi từ 70 tuổi trở lên, chỉ số rủi ro (45-70) × 0,2 = -5, có nhiều khả năng mắc bệnh loãng xương. Cho thấy bạn đang có khả năng cao mắc bệnh loãng xương, đề nghị bạn đến bệnh viện kiểm tra mật độ xương sớm.

Theo bác sĩ Đới Kình Nhung, cách tốt nhất để cải thiện mật độ xương, ngay từ khi còn trẻ là bạn đã phải thường xuyên chú ý vận động, tập thể dục như đi bơi, squat, duy trì mật độ xương ổn định ở mức cao hơn so với bình thường.

Bình thường nên ăn thêm thực phẩm giàu canxi như sữa, vừng, thực phẩm giàu vitamin D, nấm, cá… thường xuyên hoạt động ngoài trời, đón ánh mặt trời đầy đủ.

Đặc biệt là phụ nữ trung niên, tiền mãn kinh cần tăng cường tập thể dục, bổ sung một lượng thích hợp protein và canxi. Phụ nữ sau mãn kinh được khám sức khỏe thường xuyên để bổ sung chất theo hướng dẫn của bác sĩ.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 6.

6. Công thức nhịp tim khi tập thể dục

Đo nhịp tim trong khi tập thể dục, có thể giúp bạn đo cường độ tập thể dục đúng cách để không nhẹ quá hoặc không bị quá sức.

Đối với người lớn, nam giới nên dùng công thức: Nhịp tim cao nhất khi vận động = 205 – số tuổi. Nữ giới là 220 – số tuổi.

Khi nhịp tim thực tế đạt đến khoảng 70% tức là bạn đang vận động ở mức cao. Từ 55% - 69% là bạn đang vận động cường độ trung bình. Còn 40% - 54% là bạn đang vận động với cường độ thấp.

Ví dụ một nam giới 25 tuổi, nhịp tim cao nhất khi vận động là 205-25 = 180. Nếu nhịp tim ở mức 120 nghĩa là bạn đang vận động ở mức trung bình.

Đối với người cao tuổi, khi vận động với mức độ trung bình = 170 – số tuổi. Ví dụ, người 70 tuổi, vận động trung bình thì nhịp tim được khống chế ở mức 170 -70 =100 lần/phút. Tuổi càng cao hơn thì có thể áp dụng công thức (170 - số tuổi)* 0,9.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 7.

7. Công thức tỷ lệ mỡ cơ thể

Tỷ lệ % mỡ của cơ thể, phản ánh hàm lượng chất béo chứa trong cơ thể con người. Công thức tính tỉ lệ mỡ ở phụ nữ là Tham số a = vòng eo (cm) *× 0,74; Tham số b = trọng lượng (kg) × 0,082 + 34,89; Tỷ lệ mỡ = (a-b) ÷ cân nặng × 100%.

Đối với nam giới sẽ tính tham số b = trọng lượng (kg) × 0,082 + 44,74.

Bác sĩ Khải cho biết, tỷ lệ mỡ cơ thể nam trưởng thành bình thường là 17% - 23%, phụ nữ 20% - 27%. Nếu tỷ lệ chất béo cơ thể nam giới cao hơn 25%, phụ nữ cao hơn 30% được xem là bị béo phì, nguy cơ xơ vữa động mạch, bệnh tim mạch vành, bệnh tiểu đường xảy ra rất cao.

Những người như vậy nên ăn nhiều trái cây và rau quả, thịt nạc để chăm sóc sức khỏe đúng cách, tránh ăn chất béo, lượng muối cao, chế độ ăn uống nhiều dầu mỡ, kết hợp với tập thể dục tại cùng một thời điểm để nâng cao tác dụng giảm mỡ cơ thể.

Nếu tỷ lệ chất béo cơ thể của nam giới là 14% - 20%, phụ nữ là 17% - 24% thì nguy cơ tăng cân dẫn đến béo phì là rất mong manh, vì vậy phải tăng cường tập thể dục, bổ sung thêm protein, cải thiện tỷ lệ mỡ cơ thể.

Nếu tỷ lệ chất béo cơ thể nam giới ít hơn 5%, phụ nữ ít hơn 15% có thể gây ra các rối loạn chức năng cơ thể, chuyên gia khuyến khích bạn nên đi khám để điều chỉnh kịp thời.

7 công thức sức khỏe: Công thức số 1 của chuyên gia kinh tế Mỹ khiến nhiều người tỉnh ngộ! - Ảnh 8.

Nếu không biết tính mỡ theo công thức, bạn có thể quan sát cơ thể mình và so sánh với hình ảnh trên

* Theo Lifetimes

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại