Những căn bệnh “thầm lặng”: Những căn bệnh không thể hiện ra triệu chứng ở giai đoạn đầu là những căn bệnh cực kì nguy hiểm, vì khi phát hiện thì bệnh có thể đã đến giai đoạn nguy hiểm. Cách duy nhất để ngăn ngừa các bệnh này là khám sức khỏe định kì.
Tiểu đường: Bệnh tiểu đường nguy hiểm vì bệnh này thường không biểu hiện triệu chứng rõ ràng ở giai đoạn đầu. Trong hầu hết các trường hợp, bệnh này khó được chẩn đoán vì chỉ có các biểu hiện không rõ ràng như khát nước, đi tiểu thường xuyên và tính tình cáu bẳn.
Loãng xương: Loãng xương là một căn bệnh không có triệu chứng rõ ràng. Bệnh này khiến xương yếu đi, đồng thời làm tăng nguy cơ gãy xương thông thường và gãy xương do loãng xương, xảy ra ở cột sống, xương sườn, xương hông và xương cổ tay. Loãng xương khiến xương giòn, xốp và dẫn đến nguy cơ khuyết tật.
HIV: Virus gây suy giảm hệ miễn dịch (HIV) ở giai đoạn đầu không thể hiện triệu chứng gì. Những người nhiễm virus HIV sau 2 đến 4 tuần thường có triệu chứng giống như cảm cúm, tuy nhiên những triệu chứng này thường bị xem nhẹ.
GM_PC_ARTICLE_NATIVE_ADS
Ung thư tuyến tụy: Ung thư tuyến tụy, một trong số những căn bệnh ung thư nguy hiểm nhất, không thể hiện triệu chứng gì cho đến giai đoạn di căn. Ở giai đoạn này, người bệnh có triệu chứng vàng da, đau bụng trên và sụt cân nghiêm trọng.
Cơn đau tim thầm lặng: Nhồi máu cơ tim là một tên gọi khác của bệnh này. Bệnh xảy ra khi nguồn cung máu đến một phần của tim bị gián đoạn. Bệnh này không thể hiện triệu chứng gì, do đó được gọi là cơn đau tim thầm lặng.
GM_PC_ARTICLE_INPAGE_BANNER
Huyết khối tĩnh mạch sâu: Huyết khối tĩnh mạch sâu bắt đầu với một cục máu trong tĩnh mạch sâu trong cơ thể, chủ yếu là ở cẳng chân. Cục máu này sẽ di chuyển dần lên, làm tắc dòng lưu thông máu đến phổi. Tình trạng này có tên là thuyên tắc động mạch phổi, có thể gây các tổn thương nghiêm trọng đến các nội tạng. Hầu hết các trường hợp bệnh này đều không có triệu chứng bên ngoài.
Bệnh thận: Bệnh thận không thể hiện triệu chứng gì cho đến khi thận đã bị tổn thương nghiêm trọng. Vì đây là một bệnh phổ biến ở người mắc tiểu đường, bệnh nhân tiểu đường cần kiểm tra microalbumin niệu khi gặp bác sĩ trị liệu./.