6 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ

Hoàng Hà |

Bạn đã bao giờ nghĩ đến việc những thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ của mình như thế nào chưa? Dưới đây là 6 thói quen xấu phổ biến mà bạn cần phải xem xét sửa đổi để có sức khoẻ tốt hơn.

1. Thiếu ngủ kéo dài

Theo nghiên cứu, giấc ngủ chiếm ít nhất 30% trong cuộc đời của mỗi con người. Tuy nhiên, thời gian ngủ hiện đang giảm xuống còn 10-20%. Con số này có thể được tính dựa trên thời gian bạn ngủ so với thời gian 24 giờ trong ngày. Đơn giản vì mỗi chúng ta chỉ có 24 giờ và muốn làm được nhiều việc hơn thì chỉ có thể "lấn" vào thời gian nghỉ ngơi.

Theo nhiều nghiên cứu khoa học, từ 11h đêm đến 6h sáng là thời điểm vàng để cơ thể đào thải chất độc. Các cơ quan cũng cần được nghỉ ngơi vì phải hoạt động liên tục ngay cả khi bạn đang ngủ. Nếu ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ cảm thấy mệt mỏi, suy nhược ảnh hưởng đến sức khỏe và tinh thần. Dễ bị căng thẳng, nóng nảy, bực tức dẫn đến thể hiện cảm xúc tiêu cực. Nếu thường xuyên như vậy, bạn sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh tiểu đường, cao huyết áp, tim mạch, trầm cảm... Một số có thể dẫn đến kiệt sức, suy nhược thần kinh, đột quỵ và cái chết.

2. Thường xuyên nghe âm thanh cường độ cao

Những người trẻ tuổi hoặc người cao tuổi có xu hướng nghe âm thanh ở mức cường độ cao hơn mức an toàn cho con người. Các tần số âm thanh được chia nhỏ thành sóng siêu âm bình thường. Chúng ta nên duy trì cường độ âm thanh ở mức 60 db là phù hợp. Khi sử dụng tai nghe, bạn có thể tăng 75 db. Nếu nghe âm thanh trên 85 db liên tục trong một ngày hoặc kéo dài nhiều tháng sẽ gây giảm thính lực. Khi tiếng ồn hay âm thanh quá lớn sẽ gây ra tổn thương cho cách tế bào thần kinh thính giác.

Một điểm nữa là đeo tai nghe trong nhiều giờ sẽ khiến tai không được mở và khiến màng nhĩ bị mỏi, làm biến đổi sự vận hành chức năng của các tế bào thính giác. Một nghiên cứu của tổ chức Y tế thế giới cho thấy, có đến 7% dân số bị điếc. Tai phải hoạt động quá tải sẽ dẫn đến nghe kém khi còn trẻ và hiện nay sổ tuổi nghe kém ở tuổi 75 là 50%. Tệ hơn nữa, mô não sẽ bị phá hủy, ảnh hưởng lớn đến sự vận động của hệ thống thần kinh.

6 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ - Ảnh 1.

3. Ngồi một chỗ quá lâu

Theo các chuyên gia nghiên cứu của các nhà khoa học tại Đại học Deakin (Úc) cho biết thói quen ngồi nhiều, ít vận động sẽ làm gia tăng tình trạng lo lắng, gây hại đến sức khỏe tinh thần. Khi ngồi lâu trong nhiều tiếng đồng hồ, nhiều ngày sẽ dẫn đến tổn thương cột sống. Không những vậy, ngồi lâu một chỗ còn ảnh hưởng lớn đến vấn đề tiêu hoá. Việc ngồi lâu sẽ gây sức ép lên dạ dày, nhất là sau khi ăn sẽ làm chậm quá trình tiêu hoá. Nếu duy trì thói quen này trong một thời gian dài sẽ gây ra tình trạng như táo bón, béo bụng, tăng câ,…

Chúng ta được sinh ra với khả năng linh hoạt trong mọi trạng thái không giống như cây bám rễ trong lòng đất. Nhưng vì công việc và cuộc sống, nhiều người chọn cách ngồi một chỗ quá lâu sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ bắp và khó lưu thông máu. Để đảm bảo sức khỏe, cứ sau 45 phút bạn nên đứng dậy thay đổi tư thế để tránh tê bì chân tay hoặc tích tụ mỡ thừa vùng hông, eo.

4. Sử dụng đồ uống có cồn

Đồ uống có cồn luôn được cảnh báo là có hại cho sức khỏe nhưng lại khó loại bỏ chúng khỏi cuộc sống và công việc. Sử dụng nhiều đồ uống có cồn sẽ gây ra nhiều tác hại ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khoẻ. Đặc biệt là nam giới sử dụng nhiều sẽ làm tăng nguy cơ mắc các bệnh về gan, thận, dạ dày, tiêu hóa và tim mạch.

5. Hút thuốc

Thuốc lá chứa nicotine có hại cho sức khỏe của mọi người, dù bạn hút hay hít phải khói thuốc. Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát dịch bệnh CDC cho thấy những người hút thuốc có nguy cơ ung thư phổi cao gấp 25 lần. Hút thuốc lá làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, ung thư, tiểu đường, đột quỵ, viêm phế quản, lao... Về lâu dài, các cơ quan chức năng như xương, khớp, mắt cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi thói quen, hoạt động tồi tệ này và nguy hiểm hơn nếu bạn hít phải khói thuốc.

6 thói quen xấu ảnh hưởng đến sức khoẻ - Ảnh 2.

6. Chế độ ăn uống không lành mạnh

Những thói quen xấu có hại cho sức khỏe thì có thể loại bỏ được nhưng việc ăn uống là cả một quá trình. Bạn không thể ngừng ăn và cơ thể luôn khuyến khích bạn ăn càng nhiều càng tốt trong mỗi bữa ăn. Để làm chủ được chế độ ăn, chúng ta cần có một chế độ ăn uống hợp lý. Ăn vừa đủ, không nên ăn no, vì cơ thể đã no nhưng vẫn còn cảm giác thèm ăn. Việc bạn cần làm là ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng và ăn chậm để răng có thể nghiền nát thức ăn kỹ hơn.

Thói quen ăn nhanh hay đồ ăn vặt cần loại bỏ vì đây chính là thủ phạm khiến bạn muốn ăn và thèm ăn. Ăn vặt cũng làm tăng nguy cơ ung thư và béo phì. Vì vậy, bạn nên có một lịch trình ăn uống nghiêm ngặt để hạn chế dần cảm giác thèm ăn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại