5 sai lầm khi chế biến khiến tỏi mất tác dụng và 8 cách kết hợp tỏi gây hại sức khoẻ

Ngọc Minh |

Tỏi là thực phẩm được dùng trong chế biến món ăn và cũng là dược liệu có tác dụng chữa bệnh. Tuy nhiên, việc dùng tỏi không đúng có thể làm mất đi tác dụng của thực phẩm này.

Cách chế biến khiến tỏi bị biến tính

Tỏi cũng là thứ gia vị dùng khá phổ biến trong nấu ăn của người Việt. Đây cũng là một thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Theo TS.BS TS Trương Hồng Sơn, Viện trưởng Viện Y học ứng dụng Việt Nam, trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

Công hiệu chính trong tỏi là hợp chất hữu cơ sulfur và glycosides. Trong tỏi còn có hàm lượng cao germanium và selen. Đặc biệt, hàm lượng germanium trong tỏi cao hơn so với các dược liệu như: nhân sâm, trà xanh, trà đỏ, ...

"Trong tỏi tươi không có allicin tự do, chỉ có tiền chất của nó là alliin. Khi tỏi được băm nhuyễn, enzyme trong tỏi bị kích hoạt sẽ kích thích alliin hình thành allicin hoạt động như một chất kháng sinh tự nhiên giúp cơ thể chống đỡ lại mầm bệnh", TS.BS Sơn nói.

Tỏi rất giàu chất dinh dưỡng. Tuy nhiên, chúng ta không thể ăn tỏi một cách tùy tiện bởi có những thực phẩm rất kỵ với tỏi, nó có thể gây phản tác dụng đối với sức khỏe.

5 sai lầm khi chế biến khiến tỏi mất tác dụng và 8 cách kết hợp tỏi gây hại sức khoẻ - Ảnh 1.

Nhiệt độ cao sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi, ảnh minh hoạ.

TS.BS Sơn lưu ý khi chế biến và sử dụng tỏi cần lưu ý 5 điểm sau:

- Nấu chín tỏi: Nhiệt độ sẽ phá hủy thành phần hoạt chất – allicin trong tỏi. Đây là một trong những hợp chất chứa lưu huỳnh trong tỏi được gọi chung là thiosulfinates. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng, nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

- Tỏi để lâu: Các hoạt chất trong tỏi tươi mạnh hơn, hiệu quả hơn rất nhiều so với tỏi đã để lâu.

- Ăn thường xuyên, liên tục: Không ăn quá nhiều tỏi thường xuyên vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g/ngày là đủ.

- Ăn tỏi lúc đang đói: Ăn tỏi nhiều khi đói sẽ có tác dụng ngược lại, khiến dạ dày của bạn bị kích thích mạnh, dẫn đến hiện tượng đau bụng.

- Người đang uống thuốc: Trong trường hợp đang uống một số loại thuốc như thuốc chống đông máu, thuốc điều trị HIV/AIDS... người bệnh không nên ăn tỏi, vì nó có thể tạo ra một số tác hại cho sức khỏe.

Kết hợp tỏi sai có thể gây hại

5 sai lầm khi chế biến khiến tỏi mất tác dụng và 8 cách kết hợp tỏi gây hại sức khoẻ - Ảnh 2.

Tỏi dùng sai sẽ sinh ra chất không tốt cho sức khoẻ, ảnh minh hoạ.

TS.BS Sơn lưu ý: "Tỏi có nhiều công dụng nhưng một số sai lầm khi chế biến khiến phát sinh các chất có hại cho sức khỏe".

Cụ thể, những cách kết hợp tỏi sau không phát huy được giá trị chữa bệnh mà còn gây hại cho sức khỏe

- Tỏi chiên quá cháy thường tạo ra chất rất độc, nguy hiểm cho sức khỏe.

- Cá diếc nấu cùng tỏi có thể gây rối loạn tiêu hóa đường tiêu hóa.

- Thịt chó không nên ăn với tỏi vì sẽ gây khó tiêu. Bởi tỏi có tính cay và nóng rất kị với thịt chó nhiều đạm, dễ gây chướng bụng, tả lị.

- Cá trắm: Cũng là một trong những thực phẩm "đại kỵ" với tỏi. Cá trắm có tính bình, vị ngọt không phù hợp với tỏi, nếu cho tỏi vào dễ dẫn đến thức ăn gây chướng bụng …

- Thịt gà: Thịt Theo Đông y, thịt gà tính cam (ngọt), ôn (ấm), tỏi có tính nóng (đại nhiệt). Việc kết hợp thịt gà và tỏi khiến món ăn thêm tính nóng, dẫn đến khó tiêu, sinh ra kiết lị.

- Tỏi kết hợp với hành không tốt cho thận, dạ dày

- Tỏi ăn với các loại thịt như thịt dê, thịt gà thường sinh nhiệt, gây nóng, chướng bụng, khó tiêu…

- Tỏi ăn chung với mật ong dễ dẫn đến tiêu chảy

Theo TS.BS Sơn, tỏi là một loại gia vị phổ biến, từ lâu đã được sử dụng trong rất nhiều món ăn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng một số sản phẩm, thực phẩm chức năng được chiết xuất từ loại thực phẩm này.

Việc sử dụng tỏi trong thực phẩm được coi là khá an toàn. Tuy nhiên, khi sử dụng các chất bổ sung được chiết xuất từ tỏi với liều cao lại có thể gây ra một số tác dụng phụ như: Đau bụng, đầy hơi, hôi miệng, đau đầu, mệt mỏi, đau cơ, chóng mặt và gây mùi cơ thể.

Ngoài ra, các chất bổ sung từ tỏi cũng có thể tương tác với một số loại thuốc như: Thuốc chống tiểu cầu và thuốc giảm loãng máu… Vì vậy, tốt nhất bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi có ý định sử dụng các sản phẩm bổ sung từ tỏi để có cách sử dụng an toàn và hợp lý.

Trước những thông tin cho rằng người bị tổn thương gan thì hạn chế ăn tỏi, TS Sơn cho hay: "Các nhà khoa học đã chứng minh tỏi có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ tế bào gan. Tỏi đen được chứng minh tác dụng hạ cholesterol máu, giảm mỡ máu, tăng HDL-Cholesterol, điều hòa đường huyết. Tuy nhiên thực tế tỏi có hại cho bệnh nhân viêm gan.

Tỏi không ngừa được virus viêm gan, ngược lại một số thành phần trong tỏi có thể kích thích dạ dày và ruột, ức chế tiết dịch tiêu hóa ở đường ruột, do đó làm tăng các triệu chứng viêm gan".

Ngoài ra, các thành phần dễ bay hơi của tỏi làm giảm hemoglobin có thể dẫn đến bệnh thiếu máu, không có lợi cho việc điều trị chữa bệnh gan.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại