5 quy tắc ngăn chặn tiểu đường ngay từ khi vừa mới chớm mắc bệnh

Hiền Nguyễn |

Ngay cả khi hàm lượng đường trong máu hơi cao hơn mức bình thường một chút thì các bước được nêu dưới đây có thể giúp bạn phòng ngừa bệnh tiểu đường, duy trì cuộc sống khỏe mạnh.

Bạn không nên lo ngại về việc chẩn đoán tiền tiểu đường có thể mang lại cảm giác lo lắng về một “cái chết được báo trước” hay không. Việc chẩn đoán thật sự là một hồi chuông cảnh tỉnh, cảnh báo bạn đã đến lúc phải thực hiện một số thay đổi trong lối sống nếu bạn muốn ngăn ngừa bệnh. Vậy vấn đề lớn nhất đối với tiền tiểu đường là gì?

Nhiều người không biết họ đang mắc bệnh: Khoảng 86 triệu người Mỹ hiện đang sống chung với tình trạng tiền tiểu đường. 9 trong số 10 người thậm chí không hề nhận thức được bản thân đang mang bệnh, vì họ chưa được kiểm tra lâm sàng hoặc bác sĩ chưa phát hiện bệnh hoặc chưa tư vấn đúng cách.

Trong một nghiên cứu mới đây của Trường Đại học Florida, Mỹ, chỉ có 23% bệnh nhân xét nghiệm máu dương tính với tiền tiểu đường được điều trị - mặc dù trên thực tế nếu không có sự can thiệp của bác sĩ, tình trạng này có thể phát triển thành bệnh tiểu đường loại 2 trong vòng 10 năm.

Tuy nhiên điều đáng mừng là, bạn biết càng sớm thì càng có thêm thời gian để đối phó. Tiền tiểu đường có nghĩa là hàm lượng đường huyết cao hơn bình thường nhưng chưa đủ cao để được coi là bệnh tiểu đường.

Mức độ này tăng dần theo thời gian - vì vậy bạn có cơ hội để kiểm soát chúng trước khi quá muộn. Và cách tốt nhất để làm điều đó tương đối đơn giản: chế độ ăn uống, kiểm soát cân nặng và tập thể dục.

Đây là những gì bạn cần biết và làm để lên kế hoạch phòng ngừa bệnh tiểu đường.

1. Theo dõi các dấu hiệu cảnh báo

5 quy tắc ngăn chặn tiểu đường ngay từ khi vừa mới chớm mắc bệnh - Ảnh 1.

Tiền tiểu đường thường không có triệu chứng, nhưng có thể xuất hiện một số triệu chứng tương tự như bệnh tiểu đường, bao gồm tăng cơn khát hoặc đói, đi tiểu thường xuyên, tầm nhìn kém, mệt mỏi và tê nhức chân tay. Hãy tìm gặp bác sĩ càng sớm càng tốt nếu bạn phát hiện cơ thể có bất cứ dấu hiệu nào vừa nêu.

2. Xét nghiệm

Các xét nghiệm được bác sĩ chỉ định bao gồm xét nghiệm huyết sắc tố A1C để kiểm tra hàm lượng đường huyết trung bình trong 12 tuần (5.7 đến 6.4% là mức nguy hiểm) và xét nghiệm đường huyết lúc đói để đo lượng Glucose trong máu. Dưới 100 miligam trong mỗi deciliter (mg/dL) là mức bình thường, và 100 đến 125 mg/dL được xem là tiền tiểu đường.

3. Chiến lược giảm cân

5 quy tắc ngăn chặn tiểu đường ngay từ khi vừa mới chớm mắc bệnh - Ảnh 2.

Các tế bào mỡ gia tăng khiến cơ thể chống lại insulin, hormone cung cấp glucose cho các tế bào - điều này giải thích tại sao bạn có nguy cơ mắc bệnh tiểu đường nếu chỉ số cơ thể cao hơn 25.

Theo một chương trình nghiên cứu ngăn chặn bệnh tiểu đường được công bố trên tạp chí Y học Anh Quốc ngày 7/2/2002, giảm từ 5 đến 7% trọng lượng cơ thể thông qua chế độ ăn kiêng và tập thể dục thường xuyên có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tiểu đường xuống một nửa. Nghĩa là một người nặng 90kg nên giảm khoảng 4 đến 6kg cân nặng.

4. Chế độ ăn ưu tiên protein và rau xanh

Mặc dù tinh bột làm tăng lượng đường huyết và insulin nhưng bạn không phải loại bỏ chúng khỏi bữa ăn. Thay vào đó, hãy bắt đầu bữa ăn với protein (như cá, thịt nạc, đậu phụ) và salad trước khi tiêu thụ tinh bột.

Một nghiên cứu của trường cao đẳng y Weill Cornell, New York, Mỹ cho biết ăn protein và rau xanh trước khi ăn tinh bột giúp giảm lượng glucose và insulin ở những bệnh nhân béo phì mắc bệnh tiểu đường loại 2.

5. Lập kế hoạch ăn uống

Mặc dù bạn không nên đặt thức ăn trên mạng, nhưng nghiên cứu mới đây tiết lộ việc đặt thức ăn trên mạng hoặc lên kế hoạch ăn uống thậm chí chỉ trước đó vài giờ giúp giảm cơn đói và giúp bạn có xu hướng lựa chọn những bữa ăn có lượng calo thấp.

*Theo Oprah

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại