48% dân số Việt Nam mắc bệnh cao huyết áp

An Nhiên |

Bệnh cao huyết áp là một bệnh nguy hiểm – kẻ giết người thầm lặng, dẫn đến các tai biến nặng nề khó đoán trước được. Liệu bạn có nằm trong số đó?

Cao huyết áp là gì ?

Huyết áp là lực tác động của máu trên thành động mạch trong quá trình lưu thông. Vì vậy, khi một người có huyết áp cao thì có nghĩa là các thành động mạch đang nhận được quá nhiều áp lực trong quá trình bơm máu của tim.

Khi trị số huyết áp tâm thu (trị số tối đa) > 140mmHg và huyết áp tâm trương (trị số tối thiểu) >90 mmHg được xem là cao huyết áp.

48% dân số Việt Nam mắc bệnh cao huyết áp - Ảnh 1.

Đối với người già, dạng cao huyết áp phổ biến là cao huyết áp tâm thu đơn thuần tức là >160mmHg nhưng huyết áp tâm trương không cao(<90mmHg).

Những dấu hiệu bệnh cao huyết áp

- Triệu chứng đau đầu: Khi huyết áp trên 180 / 110mmHg thì nhức đầu có thể là dấu hiệu hàng đầu bạn cần quan tâm.

- Dấu hiệu chảy máu mũi: Chảy máu mũi là cũng là một trong những dấu hiệu của bệnh huyết áp cao ở giai đoạn đầu.

- Vết máu trong mắt: Khi có máu trong mắt hoặc xuất huyết kết mạc có thể là dấu hiệu của người bị bệnh tiểu đường hoặc huyết áp cao.

- Tê hoặc ngứa ran ở các chi: Tăng huyết áp liên tục không được kiểm soát là lý do dẫn đến sự tê liệt của các dây thần kinh trong cơ thể.

- Chóng mặt và choáng: Triệu chứng bệnh cao huyết áp xuất hiện với hai triệu chứng là choáng và chóng mặt xảy ra đột ngột.

48% dân số Việt Nam mắc bệnh cao huyết áp - Ảnh 2.

Các biến chứng khó lường:

- Các biến chứng tim mạch: Nhồi máu cơ tim, bệnh động mạch vành, suy tim... Chương trình mục tiêu Quốc gia phòng chống tăng huyết áp

- Các biến chứng về não: Tai biến mạch não (bao gồm cả xuất huyết não và nhũn não); bệnh não do THA...

- Các biến chứng về thận: Đái ra protein; suy thận...

- Các biến chứng về mắt, tiến triển theo các giai đoạn, thậm chí có thể dẫn đến mù lòa.

- Các biến chứng về mạch ngoại vi, trong đó đặc biệt nguy hiểm là biến chứng tách thành động mạch chủ có thể dẫn đến chết người.

- Đặc biệt lưu ý: Việc huyết áp tăng cao đột ngột dễ dẫn đến đột quỵ, tai biến. Vì vậy việc theo dõi huyết áp, đặc biệt của các bệnh nhân có tiền sử bệnh là cần thiết.

Hãy luôn chuẩn bị sẵn trong nhà một sản phẩm máy đo huyết áp để phát hiện tình trạng bệnh một cách nhanh chóng nhất, có cách sơ cứu kịp thời.

Bạn có thể tham khảo một số loại máy đo huyết áp được các bác sĩ khuyên dùng TẠI ĐÂY.

48% dân số Việt Nam mắc bệnh cao huyết áp - Ảnh 3.

Cách sơ cứu bệnh nhân tăng huyết áp:

- Nghỉ ngơi, thư giãn hoàn toàn: Người bệnh không nên nói nhiều vì khi nói không chỉ thanh quản hoạt động mà các cơ quan khác cũng chịu ảnh hưởng làm huyết áp càng tăng cao.

- Uống 1 cốc nước ép cần tây hoặc cà rốt: Loại nước uống này sẽ giúp giãn mạch ổn định huyết áp giúp hạ huyết áp hiệu quả.

- Rượu vang đỏ: Trong rượu vang đỏ có chứa lượng chất oxy hóa cao. Vì vậy, cho người bệnh uống từ 1 đến 2 ly rượu vang đỏ sẽ giúp các động mạch giãn nở, làm giảm áp suất máu.

- Bấm huyệt :

Bấm huyệt Thái dương (nằm cuối mi mắt): Dùng phần mềm của ngón tay day vào huyệt thái dương. Day đi day lại với mức độ mạnh tăng dần từ 20-30 lần.

Huyệt ủy trung (nằm ở giữa nếp lằn khoeo chân): Bạn hãy dùng tay phải day bấm huyệt ở chân trái và ngược lại. Thực hiện liên tục mỗi bên 10 lần.

Huyệt dũng tuyền (nằm chính giữa chỗ lõm của gan bàn chân): Dùng ngón tay cái vừa day vừa bấm vào huyệt dũng tuyền 20 lần.

- Phương pháp đắp thuốc vào huyệt dũng tuyền: Dùng ngô thù du giã nhỏ, trộn đều với dấm thanh thành dạng hồ đặc. Bôi một lớp mỏng hỗn hợp vào lá sen và đắp vào huyệt dũng tuyền.

- Dùng các loại thuốc hạ huyết áp: Theo chỉ định bác sĩ.

Hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho các bạn trong việc nhận biết và sơ cứu các bệnh nhân tăng huyết áp. Hãy cùng chung tay bảo vệ sức khỏe gia đình bạn!

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại