Dấu hiệu trong khi ngủ cảnh báo mức axit uric cao
Cùng với sự phát triển của xã hội, axit uric cao cũng được coi là căn bệnh phổ biến bắt nguồn từ thói quen ăn uống thiếu cân bằng và nhịp sống vội vã, ngồi nhiều, ít vận động.
Vấn đề tăng axit uric máu xảy ra với chúng ta khi có quá nhiều axit uric trong cơ thể. Nồng độ axit uric cao có thể dẫn đến một số bệnh, phổ biến nhất là tình trạng viêm khớp dẫn đến gút. Axit uric máu cao cũng có liên quan đến các vấn đề sức khỏe khác như bệnh tim, tiểu đường và bệnh thận.
Thực tế cho thấy, những người mắc bệnh "3 cao" (huyết áp, mỡ máu, tiểu đường" đều rất dễ có nguy cơ bị chứng axit uric cao. Nhưng những trường hợp bình thường cũng không phải là ngoại lệ. Mỗi người đều rất cần cảnh giác với căn bệnh này.
Ở Trung Quốc, có khoảng 200 triệu bệnh nhân bị axit uric và số người mắc vẫn đang tăng với tốc độ 9,7% mỗi năm. Do đó, bệnh Gout (gút) do axit uric tăng cũng "vinh dự" trở thành bệnh chuyển hóa lớn thứ hai sau bệnh tiểu đường.
Tuy nhiên, tác hại do axit uric cao gây ra không chỉ là bệnh gút. Thận cũng có thể bị ảnh hưởng và sinh bệnh mà mọi người không biết. Trong trường hợp nghiêm trọng, nó có thể dẫn đến suy thận.
4 dấu hiệu xuất hiện trong khi ngủ cảnh báo chỉ số axit uric của bạn quá cao, hãy cảnh giác vì có thể dẫn đến suy thận
1, Tỉnh giấc nhiều lần trong đêm thường xuyên hơn
Nếu bạn rơi vào tình huống bị tỉnh giấc nhiều lần vào ban đêm, đồng thời luôn cảm thấy bàng quang bị trướng lên, hãy cảnh giác với mức axit uric quá cao.
Nếu nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao, nó sẽ dần dần gây hại cho thận và ảnh hưởng đến chức năng thận. Lúc này, chức năng phân tích của não sẽ nhầm nó với thông tin bạn cần phải tiểu tiện, từ đó khiến bạn thức dậy giống như để đi tiểu.
Nếu triệu chứng này xảy ra thường xuyên, hãy đến bệnh viện càng sớm càng tốt để kiểm tra xem nồng độ axit uric có bình thường không.
2, Tình trạng mệt mỏi không thể giảm bớt sau khi ngủ dậy
Khi bạn đã cố gắng duy trì việc ngủ đủ giấc vào ban đêm, nhưng vẫn mệt mỏi sau khi tỉnh dậy, hãy cảnh giác với triệu chứng axit uric cao.
Khi nồng độ axit uric quá cao, cơ thể sẽ có hiện tượng bị thiếu nước. Vào ban đêm, bệnh nhân sẽ có cơn khát bất thường. Vô thức, nó sẽ ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ và dẫn đến kiệt sức.
3, Phù nề
Thời gian ngủ vào ban đêm chính là thời gian mà mức axit uric cao đạt đỉn điểm trong ngày.
Nếu nồng độ axit uric trong cơ thể quá cao, nó sẽ chặn cầu thận và thậm chí khiến nó bị hoại tử, dẫn đến việc không thể thoát nước ra khỏi cơ thể một cách bình thường và sự tích tụ nước diễn ra trong cơ thể có thể gây ra các triệu chứng phù nề do trữ nước.
Nếu bạn thấy rằng bạn thường bị phù cục bộ, bạn phải chú ý đến nó và sớm đến bệnh viện để kiểm tra càng sớm càng tốt.
4, Màu nước tiểu bất thường
Những người có axit uric cao nên chú ý đến sự thay đổi màu nước tiểu khi đi tiểu.
Axit uric tạo thành tinh thể, liên tục tích tụ trong cơ thể, ảnh hưởng đến thận và màu sắc của nước tiểu cũng sẽ thay đổi. Thông thường, nước tiểu có màu trà đặc hoặc đỏ nhạt giống như nước rửa thịt thì là lúc bạn cần phải chú ý đặc biệt.
Nếu sau khi đi tiểu, nhìn nước tiểu có nhiều bong bóng đọng lại khó tiêu tan, có nghĩa rằng tổn thương thận đã xảy ra và đã đến lúc bạn phải đi khám để kiểm tra sớm.
*Theo Health/TT