Phần lớn tế bào ung thư được hình thành do đột biến gen trong nhân tế bào gây sự tăng sinh và phát triển bất thường. Hầu hết nguyên nhân là do tiếp xúc với chất gây ung thư, lượng lớn phóng xạ hoặc virus xâm nhập. Chỉ có 5 - 10% biến thể được di truyền.
Những việc làm dưới đây có thể giảm nguy cơ gây ung thư hiệu quả
1. Chế độ ăn uống khoa học
Thịt, đặc biệt là các loại thịt chiên rán, nướng cũng như các loại thịt siêu chế biến chứa nhiều chất phụ gia có thể làm tăng nguy cơ gây ung thư.
Các loại thịt siêu chế biến có thể làm tăng khả năng gây ung thư. Bởi trong các thực phẩm này chứa một lượng lớn chất phụ gia cũng như đã được chế biến qua ở nhiệt độ cao tạo ra những chất gây tổn thương tế bào trực tràng. Không chỉ vậy, các loại thịt siêu chế biến còn chứa nhiều axit béo bão hòa, khiến gan tiết ra nhiều dịch mật. Sau khi được vi khuẩn trong ruột già chuyển hóa thành một dạng axit thứ cấp gây tổn thương niêm mạc ruột.
Tương tự, các loại thịt nướng hoặc chiên rán tuy hương vị rất thơm ngon cũng có lại có nguy cơ gây ung thư đại trực tràng cao. Do thịt sau khi bị chiên rán, nướng trong thời gian dài có thể sản sinh lượng lớn hợp chất amin đa vòng (HCA) gây oxy hóa lipid, protein, axit nucleic tổn thương tế bào.
Cùng với đó, những thực phẩm có lượng đường cao sẽ ảnh hưởng xấu tới chức năng hệ tiêu hóa, tổn thương niêm mạc trực tràng. Các loại đường tinh chế có nhiều trong những thực phẩm này có thể gây ra những đột biến insulin lớn và thúc đẩy sự phát triển mạnh của các tế bào ung thư.
Chính vì vậy, chế độ ăn ít muối, đường, hạn chế chất béo, nhiều ngũ cốc nguyên hạt, các loại hoa quả, rau củ, uống nhiều nước có thể tránh béo phì, tiểu đường, các bệnh tim mạch cũng như giảm nguy cơ gây ung thư.
Việc tăng cường các loại rau củ quả tươi không chỉ chứa nhiều chất xơ mà còn chứa nhiều chất có tác dụng chống oxy hóa, ức chế tế bào ung thư như carotene, vitamin A, C, E và axit folic. Đồng thời, việc giảm hàm lượng chất béo cũng sẽ tránh ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình chuyển hóa hormone, đồng thời giảm nguy cơ ung thư vú, ung thư tử cung và buồng trứng.
2. Thói quen sinh hoạt lành mạnh, tránh căng thẳng
Ngoài thói quen ăn uống không lành mạnh, các yếu tố đẩy nhanh quá trình phát triển ung thư có thể bao gồm cả việc căng thẳng quá mức và lối sống bất thường.
Nhiều người vẫn biết việc hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên là việc không tốt nhưng vẫn thường xuyên làm. Hút thuốc, uống rượu bia thường xuyên là một trong những nhân tố hàng đầu gây ra nhiều loại ung thư nguy hiểm như ung thư phổi, thực quản, dạ dày, gan, ung thư tuyến tiền liệt...
Nicotine trong thuốc lá và ethanol trong rượu đều là thành phần gây nghiện. Những chất này khi sử dụng trong thời gian dài sẽ khiến lịch sinh hoạt của người dùng thay đổi thất thường, thường xuyên thức khuya, ngủ không ngon giấc. Từ đó dẫn đến tổn thương các cơ quan nội tạng trong cơ thể như lá lách, gan ở mức độ nhất định, kéo dài có thể tăng nguy cơ gây ung thư.
Cùng với đó, việc thường xuyên thức khuya cũng gây rối loạn nội tiết trầm trọng và chức năng hệ tiêu hóa bị suy yếu, các cơ quan nội tạng và tế bào trong cơ thể không có thời gian chữa lành sẽ dễ dẫn đến việc các tế bào ung thư dễ dàng có cơ hội phát triển.
Không chỉ vậy, các nghiên cứu cũng phát hiện, tình trạng căng thẳng tinh thần kéo dài có thể làm giảm chức năng miễn dịch, giảm khả năng sửa chữa DNA của cơ thể và làm tăng đáng kể nguy cơ mắc bệnh ung thư. Chính vì vậy, việc giải toả tinh thần, tránh căng thẳng kéo dài hay trầm cảm cũng là tác nhân giúp giảm thiểu nguy cơ gây ung thư, kéo dài tuổi thọ.
Đồng thời, cũng nên tích cực vận động, tập thể dục để nâng cao thể lực, giảm sự lão hoá của cơ thể cũng như cải thiện tâm trạng. Tập thể dục đều đặn cũng có thể cải thiện chức năng tim phổi của cơ thể, tăng cường lưu thông máu, cải thiện khả năng miễn dịch của con người, giảm hàm lượng chất béo và loại bỏ độc tố khỏi cơ thể, tiêu diệt các tế bào xấu gây ung thư.
3. Thường xuyên kiểm tra sức khoẻ
Ở nhiều trường hợp, các khối u ác tính sẽ lan rộng và di căn trước khi được chẩn đoán lâm sàng. Nếu ung thư đã lan rộng, có thể dùng phương pháp xạ trị và thuốc, tuy nhiên khả năng tái phát cũng rất cao và tốn nhiều kinh phí.
Việc phát hiện sớm và điều trị sớm ung thư là rất quan trọng. Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư, phẫu thuật là cách tốt nhất. Chính vì vậy, thường xuyên kiểm tra sức khoẻ để phát hiện những ung thư từ giai đoạn sớm có thể tăng khả năng thành công trong điều trị, tránh tái phát.
Ngoài việc tham khảo ý kiến của các bác sĩ cũng như những người có chuyên môn qua những lần khám sức khoẻ định kỳ, bản thân mỗi người cũng nên lắng nghe cơ thể để chủ động sớm phát hiện những bất thường. Từ việc nhỏ như thường xuyên đo các chỉ số trong cơ thể như huyết áp, cân nặng... cũng có thể giảm nguy cơ mắc bệnh.
Nguồn: edh.tw