Ngủ là thời điểm mà cơ thể nghỉ ngơi và tái tạo lại năng lượng. Chúng góp phần phục hồi tế bào và thanh lọc bộ não, giúp bạn khỏe mạnh để bắt đầu một ngày mới vào hôm sau. Ngủ còn giúp cải thiện ngoại hình, tăng cường miễn dịch, nâng cao chỉ số cảm xúc… cùng vô vàn những lợi ích khác.
Nhìn chung, sau khi ngủ dậy luôn là thời điểm mà cơ thể khỏe khoắn hơn bao giờ hết. Thế nhưng theo Emillia Paluszek – chuyên gia tâm sinh học con người tại Đại học Albany (Mỹ), nếu vào thời điểm thức dậy buổi sáng mà xuất hiện 3 dấu hiệu lạ, gây mệt mỏi này thì không nên chủ quan mà phải đi khám ngay.
Khi ngủ dậy bạn nên để ý bất thường của cơ thể để kịp thời phát hiện bệnh.
3 dấu hiệu lạ sau khi ngủ dậy cảnh báo bệnh tật
1. Mệt mỏi, nhức đầu, chóng mặt
Như đã đề cập, khi ngủ dậy là lúc mà cơ thể đã phục hồi và khỏe khoắn trở lại. Nhưng nếu bạn thường xuyên thấy đau đầu, chóng mặt và vẫn còn mệt mỏi thì có thể do não bị thiếu oxy, máu lên não không đủ hoặc mạch máu não hẹp. Đây cũng là dấu hiệu của chứng rối loạn giấc ngủ, khiến bạn không thể ngủ sâu và phục hồi.
Nghiêm trọng hơn, nếu triệu chứng này kéo dài thì phải cẩn thận với bệnh ung thư. Theo Emillia giải thích, tế bào ung thư khi phát triển và di căn sẽ cần rất nhiều dinh dưỡng trong cơ thể. Điều này làm bạn thiếu hụt năng lượng và dễ thấy mệt mỏi, nhức đầu dù đã ăn uống và ngủ đủ giấc. Hãy đi khám ngay nếu gặp phải.
2. Khô miệng
Nhiều người ngủ dậy rất hay bị khô miệng gây cảm giác khó chịu. Emillia cho biết, đây là dấu hiệu cảnh báo bạn có thói quen thở bằng miệng khi ngủ, hoặc đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng như ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA)… Tình trạng này còn hay gặp ở những người hay dùng rượu bia và chất kích thích.
Khô miệng khi ngủ dậy cũng có thể cảnh báo sớm bệnh tiểu đường. Theo đó, bệnh tiểu đường sẽ khiến cơ thể mất nước nặng nên làm miệng bị khô vào buổi sáng. Bệnh nhân đái tháo đường nếu có triệu chứng khô miệng kéo dài, hãy thường xuyên theo dõi đường huyết để điều chỉnh kịp thời.
Khô miệng vào buổi sáng thì rất có thể bạn đã mắc chứng OSA.
3. Tê tay
Tình trạng này thường xảy ra khi bạn nằm ngủ sai tư thế, nằm đè lên cánh tay khiến máu không thể lưu thông. Đây là tê tay do sinh lý và sẽ nhanh chóng biến mất khi bạn cử động hoặc mạch máu lưu thông trở lại. Ngược lại, nếu bạn bị tê tay dù nằm ngủ đúng tư thế thì hãy cẩn thận các loại bệnh lý nguy hiểm.
Theo Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (NSF), tê tay khi thức dậy có thể là dấu hiệu sớm của hội chứng ống cổ tay – một bệnh thường gặp ở phụ nữ mang thai hoặc người làm việc dùng cổ tay nhiều. Đây cũng là dấu hiệu sớm của bệnh tiểu đường bởi lúc này lượng đường trong máu tăng cao, làm cản trở tốc độ truyền dẫn các dây thần kinh cảm giác ở tay.
Nếu đã ngủ đúng tư thế mà vẫn không hết tê tay, hãy đến bệnh viện kiểm tra.
4. Đau bụng tiêu chảy khi thức dậy
Đi đại tiện vào mỗi buổi sáng là một thói quen tốt, nhưng nếu hay bị tiêu chảy khi thức dậy, thậm chí đi tới 4-5 lần thì lại là dấu hiệu bệnh lý. Đây có thể là biểu hiện của hội chứng ruột kích thích: Bệnh nhân lúc này có đại tràng khá nhạy cảm nên sẽ làm nhu động ruột tăng gấp 3 lần sau khi thức dậy, gây tiêu chảy liên tục.
Emillia chia sẻ, tiêu chảy đi ngoài vào buổi sáng có thể do bệnh viêm ruột gây nên. Các triệu chứng của bệnh viêm ruột rất dễ nhầm lẫn với các bệnh đường ruột khác. Do đó bạn hãy lưu ý những dấu hiệu như hay bị đau bụng tiêu chảy vào buổi sáng, đau bụng, cân nặng giảm sút, mệt mỏi kèm chán ăn…
Hãy chú ý tình trạng sức khỏe nếu bị tiêu chảy liên tục sau khi thức dậy.
5. Thở hổn hển
Ngủ dậy bị mệt, thở dốc có thể là dấu hiệu của một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng. Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia cảnh báo, nguyên nhân gây nên dấu hiệu này thường là chứng ngưng thở khi ngủ (OSA), hội chứng chảy dịch mũi sau hoặc chứng trào ngược axit (GERD) gây ra. Bạn cần đi bệnh viện kiểm tra để biết chính xác.
Thở hổn hển khi dậy đồng nghĩa bạn đang gặp vấn đề về tuần hoàn.
Ngoài ra, một vấn đề về tim mạch phổ biến là suy tim cũng có thể khiến bạn ngủ dậy bị mệt và khó thở. Tình trạng này xảy ra khi tim không thể bơm đủ lượng máu đến các cơ quan trong cơ thể, làm thiếu hụt lượng oxy. Để phòng tránh những hậu quả về sau thì bạn tuyệt đối không nên chủ quan trước dấu hiệu này.
Nguồn: Theo Eatthis, NSF