2 loại gia vị được ví như "bảo bối" của mọi nhà trong ngày Tết, dưỡng dạ dày, ngừa đủ thứ bệnh

Ngọc Minh |

Đây là 2 loại gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt, đặc biệt là vào dịp Tết Nguyên Đán. Tuy nhiên, ít ai biết về những tác dụng làm thuốc của 2 gia vị này.

Một món ăn được chế biến cùng các loại gia vị phổ biến của người Việt như tỏi, ớt...

Một món ăn được chế biến cùng các loại gia vị phổ biến của người Việt như tỏi, ớt...

Theo BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3), gừng và tỏi là 2 loại gia vị không thể thiếu trong mỗi căn bếp của người Việt. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán, 2 loại gia vị này được sử dụng trong nhiều món ăn truyền thống.

Dưới đây là những tác dụng của gừng và tỏi có thể bạn chưa biết:

Gừng

Gừng là gia vị có thể dùng để trung hòa hàn nhiệt, giải độc, giải cảm. Gừng có những tác dụng dược lý như hạ nhiệt, giảm đau và giảm ho, chống nôn, chống viêm, kích thích đường tiêu hóa.

Trong Y học cổ truyền, gừng còn được gọi là sinh khương có vị cay, tính hơi ôn, tác dụng phát biểu tán hàn, ôn trung, làm hết nôn, tiêu đờm, dùng chữa ngoại cảm, biểu chứng, bụng đầy chướng, nôn mửa.

Gừng được dùng làm vị thuốc cải thiện tiêu hoá, dùng trong những trường hợp kém ăn, ăn uống không tiêu, nôn mửa đi tiêu, cảm mạo phong hàn, làm thuốc ra mồ hôi, chữa ho mất tiếng.

2 gia vị ví như

Gà kho gừng.

Dưới đây là một số bài thuốc sử dụng gừng:

- Gừng chữa nhức đầu, lạnh bụng, nôn ọe, có đờm: Gừng 10g, chích cam thảo 4g, nước 300ml, sắc còn 100ml, chia nhiều lần uống trong ngày. Thấy đỡ thì uống bớt đi.

- Gừng chữa nôn mửa: Gừng sống nhấm từng ít một cho đến khi hết nôn.

- Gừng chữa cảm cúm, nhức đầu, ho, thân thể đau mỏi: Gừng sống giã nhỏ, bọc vào mớ tóc rối, tẩm rượu xào nóng đánh khắp người và xát vào chỗ đau mỏi.

Bác sĩ Vũ lưu ý những người trong ngoài đều nhiệt, vì nhiệt mà đau bụng, vì nhiệt mà thổ huyết thì không nên dùng gừng. Vì gừng có tính cay nên có thể làm tổn hại đến khí huyết cơ thể, không nên dùng trong thời gian dài.

Tỏi

Tỏi được trồng phổ biến làm gia vị, và còn được dùng làm thuốc nam khá phổ biến. Theo bác sĩ Vũ, tỏi được dùng để chữa khá nhiều bệnh như: cảm cúm, ho gà, cao huyết áp, xơ cứng động mạch, đau thần kinh tọa, tẩy giun kim. Nhiều nghiên cứu của nước ngoài cho thấy tỏi có tác dụng ngăn ngừa ung thư, virus cúm.

2 loại gia vị được ví như

Tỏi được trồng phổ biến làm gia vị, và còn được dùng làm thuốc nam khá phổ biến.

Trong tỏi có một chất kháng sinh allicin, chất sunfua có tác dụng diệt khuẩn mạnh. Do vậy, thêm tỏi vào bữa ăn để ngăn ngừa bệnh cảm cúm hiệu quả.

Tỏi là một thực phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khoẻ. Trong 100g tỏi có chứa 6,36g protein, 33g carbohydrates, 150g calo và các dưỡng chất như vitamin nhóm B (B1, B2, B3, B6), sắt, canxi, kali, mangan, magie, photpho...

2 gia vị ví như

BSCKII Huỳnh Tấn Vũ, Bệnh viện Đại học Y Dược TP.HCM (Cơ sở 3)

Bác sĩ Vũ cũng lưu ý tỏi là gia vị lành tính tuy nhiên cũng có chống chỉ định cho một số trường hợp nhất định sau:

- Người nội nhiệt, thai sản, đau mắt… không dùng;

- Không ăn tỏi và lúc đói, chất allicin có thể gây rát dạ dày;

- Không ăn tỏi nếu bị huyết áp thấp, vì có nguy cơ làm hạ huyết áp.

- Không nên ăn tỏi khi bị tiêu chảy, vì allicin trong tỏi làm tăng kích thích thành ruột.

Một số sai lầm khi chế biến có thể làm mất đi tác dụng chữa bệnh của tỏi. Allicin được kích hoạt khi nhai, cắt hoặc nghiền tỏi sống. Nhưng nó bị vô hiệu hóa bởi nhiệt độ, làm chín tỏi sẽ làm giảm khả năng chữa bệnh của tỏi.

Chuyên gia cũng lưu ý tỏi tuy tốt nhưng không ăn quá nhiều vì sẽ làm kích thích mắt, dễ gây ra viêm kết mạc mắt, dạ dày bị tổn thương. Mỗi ngày chỉ nên ăn dưới 15g tỏi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại