Một chế độ ăn uống được cho là cân bằng khi có từ 20-40% axit và 60-80% khoáng chất kiềm. Axit có trong hầu hết các loại ngũ cốc, đậu, thịt, cá, các sản phẩm từ sữa, thức ăn nhanh và thực phẩm đã qua chế biến còn khoáng chất kiềm có nhiều trong các loại rau củ quả. Vì vậy, một chế độ ăn uống phù hợp sẽ giúp cơ thể phòng tránh được bệnh tật, có một sức khỏe dẻo dai.
Bông cải xanh: Là một trong những loại rau tốt nhất cho sức khỏe, bông cải xanh có chứa nhiều chất xơ và cả chất kiềm. Ngoài những loại thực phẩm nhiều chất béo và đạm, bạn cũng cần bổ sung thêm rau xanh trong bữa ăn hàng ngày của mình để đảm bảo sự cân bằng các chất dinh dưỡng.
Táo: Một quả táo có ít hơn 50 Calo nhưng lại chứa nhiều chất chống oxy hóa, chất xơ, vitamin và kali
Quả việt quất: Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, việt quất là "siêu thực phẩm" có tác dụng chống ung thư, giảm cholesterol hiệu quả. Trong quả việt quất cũng như những loại quả da mọng khác (mâm xôi, dâu tây) cũng chứa nhiều vitamin như vitamin C, B2, B6, E và K, và chất xơ, quả việt quất cũng được nạp với đồng, mangan, lutein, gallic acide,.. Tuy nhiên, bạn không nên ăn quá nhiều loại quả này có thể gây nên vấn đề về tiêu hóa, dị ứng.
Cá hồi: Cá hồi cung cấp một lượng lớn các omega - 3 - axit béo giúp giảm đáng kể nguy cơ mắc bệnh tim mạch.
Trứng: Trứng là thực phẩm rất giàu dinh dưỡng. Trong trứng có chất đạm, chất béo, các loại vitamin, khoáng chất… rất tốt cho cơ thể. Đặc biệt, trong trứng chứa nhiều choline - chất đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển toàn diện và hoạt động của não bộ.
Trà xanh: Một cốc trà mỗi ngày không những giúp bạn nâng cao sức đề kháng của cơ thể, tăng cường sinh lực mà còn phòng chống bệnh tật. Nhiều nghiên cứu đã chứng minh, trà xanh có tác dụng đốt cháy chất béo, bảo vệ sức khỏe tim mạch, giàu chất chống oxy hóa ngăn ngừa ung thư.
Hạnh nhân: Hạt hạnh nhân và sữa hạnh nhân là nguồn cung cấp tuyệt vời các chất kiềm. Nó giúp bạn giảm nồng độ choresterol, cải thiện chức năng não, hệ tiêu hóa khỏe mạnh và cân bằng chất dinh dưỡng.
Hạt diêm mạch: Là một loài thực vật có hoa thuộc họ Dền, hạt diêm mạch được trồng như một loại cây ngũ cốc chủ yếu để cho hạt. Michele Green, bác sĩ da liễu tại New York, nói với Newsweek: "Quinoa chứa lysine, một thành phần quan trọng mà cơ thể chúng ta cần và cơ thể không tổng hợp được... Nó sẽ giúp tổng hợp collagen và elastin - độ đàn hồi cho da”.
Sữa chua không đường: Sữa chua không đường cũng nằm trong danh sách các "siêu thực phẩm" nên ăn hàng ngày. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, sữa chua giúp giảm cortisol- hormone làm tăng lượng đường trong máu, tăng huyết áp, gây tích tụ chất béo, tăng nguy cơ béo phì, gây căng thẳng...
Các loại đậu: Đậu chứa nguồn protein, chất xơ, và vitamin có nhiều lợi ích cho sức khỏe. Đậu có nhiều chất chống ô xy hóa gọi là polyphenol - chất giúp chống lại tác động của các gốc tự do, là những hóa chất ảnh hưởng đến một loạt các quá trình trong cơ thể, từ lão hóa đến ung thư và viêm, làm giảm cholesterol, giảm nguy cơ mắc ung thư...
Rau bina ( cải bó xôi): Chứa hàm lượng chất sắt lớn, giàu vitamin A, C, giúp cơ thể tăng sức đề kháng. Vitamin K, Canxi tốt cho xương và răng. Ngoài ra trong cải bó xôi còn chứa nhiều Vitamin C, E, arotenoid có tác dụng chống oxy hóa mạnh, giúp khống chế các tế bào ung thư ác tính trong cơ thể.
Quả óc chó: Quả óc chó có thể được coi là "vua" của các loại hạt cho lợi ích sức khỏe. Hạt óc chó chứa gần như gấp đôi chất chống oxy hóa so với các hạt khác, đồng thời chứa rất nhiều protein chất lượng cao có thể thay thế cho thịt, vitamin, axit béo omega-3, tinh dầu và khoáng chất, chất xơ, sữa, gluten…giảm nguy cơ ung thư, tiểu đường, tốt cho tim mạch.
Măng tây: Măng tây được coi là một trong những loại thực phẩm có tính kiềm mạnh nhất với nồng độ pH lên tới 8,5. Măng tây cũng cung cấp cho cơ thể nhiều chất xơ, nước, vitamin, khoáng chất và chất chống oxy hóa.