100 em bé đã chào đời từ phương pháp thụ tinh ống nghiệm tại 1 bệnh viện tỉnh

Ngọc Minh |

Kỹ thuật cao trong hỗ trợ sinh sản đã mang lại phép màu cho nhiều gia đình, khi sử dụng người làm ngành y cần phải đặc biệt chú ý để đảm bảo hiệu quả, an toàn, đúng pháp luật…

Phép màu đã xuất hiện

Sáng 17/12, Bệnh viện Sản Nhi Quảng Ninh đã đón em bé thứ 100 ra đời bằng phương pháp thụ tinh ống nghiệm. Một bé gái khỏe mạnh, nặng 3,2kg, con của một đôi vợ chồng ở Quảng Ninh bị vô sinh 8 năm.

Kết hôn khá sớm, sau 8 năm cặp vợ chồng trẻ 9X Nguyễn Hoàng P và Bùi Thị T (tại thị trấn Quảng Yên, Quảng Ninh) vẫn chưa có được đứa con.

Trước đó, vợ chồng chị T đã đi khám tại cơ sở y tế tại Hải Phòng và Bệnh viện Phụ sản Trung ương và biết rằng mình không thể có con hai vợ chồng đã khá "sốc". Nguyên nhân là do anh P không có tinh trùng còn chị dự trữ buồng trứng kém.

Bác sĩ khẳng định hai vợ chồng anh chị sẽ không thể có con tự nhiên. Nếu làm IVF cơ hội thành công chỉ dưới 10%.

Tưởng đâu cả cuộc đời của họ sẽ phải sống trong cảnh cô quạnh, không con không cái. Lúc bế tắc nhất, thì cánh cửa tương lai đã mở ra khi họ quyết định tới Bệnh viện sản Nhi Quảng Ninh làm IVF.

Phép màu đã xuất hiện họ đã thành công và có được bé gái sinh vào tháng 12/2018 khỏe mạnh. Bé ra đời nặng 3,2kg sức khỏe mẹ và bé tốt.

Bé gái con chị T và anh P đã vinh dự trở thành cháu bé thứ 100, làm IVF thành công tại Bệnh viện Sản nhi Quảng Ninh.

100 em bé đã chào đời từ phương pháp thụ tinh ống nghiệm tại 1 bệnh viện tỉnh - Ảnh 1.

Em bé thứ 100 được ra đời bằng phương pháp thụ tinh nhân tạo tại BV Sản nhi Quảng Ninh.

GS.BS Nguyễn Viết Tiến, Thứ Trưởng Bộ Y tế cho biết kỹ thuật cao trong hỗ trợ sinh sản đã mang lại phép màu cho nhiều gia đình. Giúp cho nhiều cặp đôi vô sinh hiếm muộn có cơ hội được làm cha, làm mẹ.

Đặc biệt, khi kỹ thuật cao về hỗ trợ sinh sản phát triển tại bệnh viện tuyến tỉnh sẽ giúp cho người dân đỡ khổ, bớt được chi phí đi lại, giảm tải được cho bệnh viện tuyến trên.

Tạo ra một đứa trẻ ngoài cơ thể cần lưu ý

"Hỗ trợ sinh sản, sản xuất ra một loại hàng hóa vô cùng đặc biệt sản sinh ra con người.

Khi thực hiện những kỹ thuật công nghệ cao hỗ trợ sinh sản thì không được chủ quan. Phải lưu ý tới vấn đề tai biến vì khi áp dụng kỹ thuật cao tai biến xảy ra sẽ rất nghiêm trọng.

Làm công việc sản sinh ra một con người cũng phải cần chú ý tới vấn đề pháp luật pháp, những nghị định quy định vấn đề về hỗ trợ sinh sản được phép làm và những vấn đề ý tế không được phép can thiệp.

Cần phải lưu ý tới vấn đề nhầm lẫn con khi thực hiện IVF sẽ rất nguy hiểm. Sự việc này dù rất hy hữu nhưng đã từng xảy ra, khi làm IVF cần phải hết sức lưu tâm", Thứ trưởng nhắc nhở.

Ngoài ra, theo Thứ trưởng Nguyễn Viết Tiến vấn đề sàng lọc các bệnh di truyền, bệnh liên quan tới gen cần phải được quan tâm hơn khi phát triển công nghệ kỹ thuật cao trong hỗ trợ sinh sản.

Môi trường Việt Nam chịu tác hại rất lớn của chất dioxin trong thời kỳ chiến tranh lên cơ thể con người, đặc biệt là vấn đề lòi giống. Những biến dị về gen di truyền qua nhiều thế hệ kết quả sinh ra những đứa trẻ không khỏe mạnh, dị tật…

"Hỗ trợ sinh sản cần phải có trách nhiệm với dân tộc trong việc sàng lọc phôi, sinh thiết và loại bỏ những phôi có vấn đề về gen. Tránh để sinh ra những đứa trẻ dị tật, khiến cho trẻ không được sống cuộc sống hạnh phúc chọn vẹn, gánh nặng cho bố mẹ, xã hội", GS. Tiến nói.

Cũng theo GS.Tiến hiện nay, bệnh lý di truyền vẫn rất ít được tầm soát về gen. Kiểm soát được bệnh di truyền sẽ tạo ra những đứa trẻ khỏe mạnh, thông minh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại