Bánh mì kẹp thịt
PGS.TS Regina Druz, Khoa tim mạch tại Đại học Hofstra, Trưởng khoa tim mạch tại Bệnh viện St. John Episcopal ở thành phố New York, Mỹ cho rằng mối liên quan giữa chất béo bão hòa và bệnh tim chưa thực sự rõ ràng nhưng nói chung, chất béo bão hòa từ động vật, đặc biệt là khi kết hợp với carbohydrate gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe trái tim.
Do vậy, bạn nên tránh các nhà hàng thức ăn nhanh, đặc biệt có xu hướng sử dụng nguyên liệu có chất lượng thấp và phương pháp nấu ăn không lành mạnh.
Thịt chế biến sẵn
Thịt nguội và loại thịt ướp muối (như thịt xông khói và xúc xích) có thể chứa nhiều chất béo bão hòa. Nhưng ngay cả khi bạn chọn loại ít chất béo thì thực phẩm này vẫn có xu hướng rất nhiều muối. Theo Hiện hội Tim mạch Mỹ, chỉ cần sáu lát mỏng thịt ướp muối có thể chứa một nửa mức khuyến cáo hàng ngày của natri.
TS. Laxmi Mehta, giám đốc Chương trình Sức khỏe tim mạch của phụ nữ tại Trung tâm Y tế Đại học Wexner bang Ohio, Mỹ nói, đa số mọi người nên ăn hạn chế muối vì có liên quan đến huyết áp cao. Hơn nữa, đối với những người bệnh mắc huyết áp cao, đôi khi không cần sử dụng thuốc mà có thể cải thiện đáng kể tình trạng bệnh bằng cách điều chỉnh chế độ ăn uống.
Các loại thực phẩm rán
Một số nghiên cứu đã liên kết việc tiêu thụ các loại thực phẩm chiên, như khoai tây chiên, gà chiên và đồ ăn nhẹ chiên làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Phương pháp chiên thông thường tạo ra chất béo trans, một loại chất béo làm gia tăng cholesterol xấu và hạ thấp cholesterol tốt. Tất nhiên, một ít chất béo từ dầu ô liu hay dầu dừa trong các món xào như rau xào ở nhà sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe trái tim.
Kẹo
Trong nhiều năm, chất béo được coi là nguyên nhân lớn nhất trong chế độ ăn uống gây nên bệnh tim. Nhưng một báo cáo được công bố vào năm ngoái trong Tạp chí Thuốc quốc tế cho thấy rằng đường mới là thực phẩm chủ yếu chịu trách nhiệm về sức khỏe tim mạch.
Bây giờ, các chuyên gia nói rằng chế độ ăn thêm đường có thể là một mối đe dọa lớn đối với béo phì, cholesterol cao và bệnh tiểu đường, tất cả đều là những yếu tố nguy cơ đối với bệnh tim. Do vậy, để tránh mắc bệnh tim mạch, đường phải được sử dụng ở mức độ vừa phải dưới mọi hình thức.
Nước giải khát và nước trái cây có đường
Đối với nhiều người Mỹ, nguồn lớn nhất của đường được thêm vào trong chế độ ăn không phải từ thực phẩm mà là từ đồ uống. Các báo cáo của chính phủ từ năm 2001 và 2014 cho thấy hơn 60% trẻ em, 54% nam giới trưởng thành và 45% phụ nữ trưởng thành uống ít nhất một chai soda hoặc một đồ uống có đường mỗi ngày.
Ngũ cốc có đường
Đối với chế độ ăn sáng cân bằng, ngay cả với ngũ cốc cũng có thể được nạp thêm đường. Điều này khiến đường huyết không ổn định và khiến bạn thèm đường suốt cả này. Thay vào đó, bạn có thể sử dụng trái cây cùng với trứng hay bơ kẹp bánh mỳ.
Bánh quy và bánh ngọt
Đây là hai loại bánh vừa chứa nhiều đường vừa chứa nhiều chất béo bão hòa ((như bơ hoặc dầu cọ) hoặc chất béo trans (dầu thực vật) rất có hại cho sức khỏe tim mạch mà bạn cần phải hạn chế hay tránh càng xa càng tốt.
Pizza thịt
Pizza là một món ăn khá phổ biến hiện nay nhưng đây là món ăn đứng thứ hai (sau thịt nguội và thịt ướp muối) về độ mặn trong danh sách 6 loại thức ăn do Hội Tim mạch Mỹ đưa ra, rất có hại cho sức khỏe tim mạch, nhất là pizza thịt. Do vậy, khi đi ăn ngoài hoặc gọi về nhà, bạn nên giới hạn mình vào một hoặc hai lát pizza và lựa chọn bề mặt rau thay thế thịt.
Chế độ ăn uống soda
Chế độ ăn uống soda có thể không có chất béo và không có calo nhưng vẫn có nhược điểm. PGS.
Druz cho rằng, những người thực hiện chế độ ăn uống này có cảm tưởng khỏe mạnh nhưng thực tế không phải vậy vì cần có nghiên cứu thêm về mối liên quan giữa chế độ ăn này với các yếu tố nguy cơ bệnh tim mạch như béo phì và đái tháo đường do có thể làm thay đổi hệ vi khuẩn trong đường tiêu hóa.