Sử dụng thuốc giảm đau: Các loại thuốc giảm đau không kê đơn có thể nhanh chóng làm dịu cơn đau nhưng lại khiến thận tổn thương nghiêm trọng.
Ăn quá mặn: Thói quen ăn mặn hoặc thường tiêu thụ các loại thực phẩm chứa nhiều muối làm tăng nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp và gây áp lực cho thận.
Thường xuyên tiêu thụ thức ăn nhanh: Tương tự như thói quen ăn mặn, việc thường xuyên sử dụng thức ăn nhanh cũng khiến thận phải chịu nhiều áp lực.
Ăn quá nhiều thịt đỏ: Protein trong các loại thịt đỏ tạo ra lượng axit cao trong máu gây hại cho thận và làm tăng nguy cơ nhiễm toan - chứng bệnh do thừa protein.
Thói quen ăn ngọt: Béo phì làm tăng nguy cơ gây bệnh cao huyết áp và tiểu đường là nguyên nhân gián tiếp gây ra bệnh thận.
Ít uống nước: Uống đủ nước cũng là một trong những cách đơn giản nhất để phòng tránh bệnh sỏi thận và ngăn ngừa nguy cơ bị thận cấp.
Mất ngủ: Thận sẽ được nghỉ ngơi để tái tạo tế bào mới trong lúc bạn ngủ vào buổi tối do đó thức khuya hoặc bị mất ngủ làm tăng nguy cơ tổn thương thận cấp tính.
Hút thuốc lá: Người có thói quen hút thuốc lá có nhiều khả năng nước tiểu có chứa protein - dấu hiệu cho thấy người đó đã bị tổn thương thận cấp.
Nghiện rượu hoặc uống nhiều bia, rượu có nguy cơ bị tổn thương thận cấp gấp năm lần so với người không uống rượu.
Thói quen lười vận động: Tập thể dục điều độ sẽ giúp bạn cải thiện huyết áp và tăng cường chuyển hóa glucose giúp duy trì sức khỏe của thận./.