10 điều kiêng kị chuyên gia khuyên bạn tránh xa

Vân Hồng |

Chuyên gia Đông y luôn coi trọng việc giữ gìn sự cân bằng âm dương trong mọi sinh hoạt. Có những thói quen không tốt mà chỉ nhắc đến thôi đã làm thầy thuốc sợ.

10 điều Chuyên gia Đông y khuyên bạn nên tránh để đảm bảo sức khỏe

Theo Đông y, cơ thể muốn khỏe mạnh thì chủ yếu phải giữ được dương khí thịnh. Môi trường có dương khí càng thịnh, âm khí càng yếu sẽ có ích đối với sức khỏe.

Theo nghiên cứu của các chuyên gia Đông y, 10 điều kiêng kị sau đây bạn cần phải đặc biệt tránh để điều hòa và cân bằng âm dương, cải thiện sức khỏe và tuổi thọ.

1. Không đi đầu trần ra ngoài lúc sáng sớm

Buổi sáng tinh mơ là thời điểm sinh ra dương khí nhiều nhất. Thời điểm này dương khí cũng như cây cỏ, mặc dù đang phát triển mạnh nhưng lại vô cùng yếu ớt, rất dễ bị tấn công.

Đặc điểm của dương khí là bay lên cao hoặc bốc hơi từ dưới lên trên, đầu là điểm cao nhất trên cơ thể, sẽ rất dễ bị hơi lạnh tấn công, mầm bệnh xâm nhập trực tiếp vào đầu gây tổn thương cho não.

Khi não bị tấn công mạnh, bạn sẽ bị nhiều chứng bệnh khó kiểm soát. Sáng sớm ra ngoài, tập thể dục nên chú ý đội mũ, quàng khăn, bảo vệ đầu tóc cẩn thận.

2. Không để phòng ở ẩm lạnh, u ám

Các chuyên gia đông y nhấn mạnh, Cách tốt nhất để giữ sức khỏe là cần phải sống và sinh hoạt trong môi trường có nhiều dương khí.

Một căn phòng đầy đủ ánh sáng hoặc có ánh nắng dọi vào trực tiếp mới được xem là nơi ở và làm việc lý tưởng.

Khi sống trong phòng ẩm thấp, có nhiều âm khí, cơ thể rất dễn bị nhiễm lạnh, tạo ra một chuỗi các mầm bệnh tiềm ẩn khác nhau.

Tuy nhiên điều kiện sống hiện nay ở một số thành thị chật hẹp, việc phải ở trong những căn phòng ẩm thấp thiếu ánh sáng là điều khó tránh khỏi.

Bạn nên khắc phục bằng cách dùng máy lọc không khí, tìm cách làm tăng nhiệt độ của phòng, dùng đèn có năng lượng cao hơn bình thường để tăng độ ấm cho phòng.

3. Không ngồi lâu trên vùng đất lạnh, ẩm ướt

Có nhiều người không hiểu hết sự nguy hiểm của môi trường đất đai ẩm ướt, vẫn giữ thói quen tùy tiện ngồi trên nền đất ẩm.

Nhiều khi chúng ta quen nghĩ, cơ thể còn có lớp da dày bảo vệ nên không nhìn thấy được quá trình bệnh tật tấn công vào bên trong.

Nếu ngồi lâu trên đất ẩm ướt, âm khí ở môi trường sẽ kết nối trực tiếp với âm khí trong cơ thể, làm hạ nhiệt độ đột ngột, khiến cơ thể hoạt động bị chậm chạp hơn.

4. Không mặc áo đã bị ướt mồ hôi

Khi làm việc với cường độ cao, nếu bạn bị mồ hôi ướt áo, tốt nhất nên thay áo khô khác rồi mới tiếp tục làm việc.

Các chuyên gia Đông y cho rằng, khi mặc áo ướt, khí lạnh trên áo và khí lạnh bên ngoài môi trường cùng lúc tấn công mạnh vào cơ thể gây ra cảm lạnh và một số chứng bệnh nguy hiểm khác.

Tốt nhất nên thay áo thường xuyên hoặc lựa chọn quần áo có chất liệu thoáng khí, có thể bốc hơi nhanh, thấm hút mồ hôi hiệu quả.

5. Không mặc quần áo vừa mới được phơi dưới ánh mặt trời

10 điều kiêng kị chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 1.

Không nên mặc áo vừa phơi ngoài nắng ngay lên người (Ảnh minh họa)

Chuyên gia Đông y cho rằng quần áo phơi trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời quá lâu cũng sẽ bị nhiễm độc nhiệt, không nên mặc ngay vào người khi vừa mang từ nắng vào.

Điều này nghe có vẻ hơi phóng đại, nhưng trên thực tế, khi cơ thể đang bị ốm yếu, cảm lạnh, nếu mặc ngay chiếc áo nóng hổi vừa phơi nắng vào người, sẽ làm sốc nhiệt đột ngột.

Cách tốt nhất nên để quần áo vào nơi râm mát, chờ nguội nhiệt rồi mới mặc vào người để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

6. Không nên để người đổ mồ hôi rồi ngồi ngay trước quạt

10 điều kiêng kị chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 2.

Nên để cơ thể nguội dần một cách tự nhiên tránh sốc nhiệt (Ảnh minh họa)

Đây là thói quen của rất nhiều người khiến chuyên gia Đông y sợ hãi, khuyến cáo nhiều lần nhưng vẫn còn nhiều người không để ý.

Khi cơ thể vừa làm việc với cường độ cao, vã mồ hôi, nóng lên rất nhiều so với nhiệt độ môi trường. Nếu bạn "sà" ngay vào trước luồng gió mạnh của quạt để ngồi là hành động vô cùng nguy hiểm.

Chuyên gia Đông y khuyên bạn tránh việc tạo xung đột nóng lạnh lên cơ thể. Kể cả việc người đang nóng bức cao độ mà ăn kem hoặc thức ăn lạnh cũng nguy hiểm không kém.

Đây là cách làm có thể mang đến cảm giác giải nhiệt tức thì, nhưng tác hại kèm theo đó là cơ hội để bệnh tật tấn công bất ngờ vào cơ thể.

7. Tránh thắp nến, bật đèn sáng khi ngủ

Một số người thích ngủ với ánh sáng, không kéo rèm che, thắp nến hoặc bật đèn sáng như ban ngày, đây là cách ngủ không có lợi cho sức khỏe.

Bản chất của ánh sáng là dương khí trong khi môi trường ngủ nghỉ tốt nhất lại là âm khí.

Khi ngủ dưới ánh sáng, âm khí suy yếu dẫn đến phát sinh mộng mị, khó ngủ, trăn trở và tinh thần bất an.

Thói quen này nếu kéo dài sẽ ảnh hưởng lớn đến chất lượng giấc ngủ, gây hại cho cơ thể và hệ thần kinh.

8. Tránh quan hệ tình dục lúc nửa đêm

Trong một ngày, thời điểm dương khí mạnh nhất là vào ban ngày và yếu dần vào ban đêm.

Vào giữa đêm khuya, khoảng từ 11 giờ đêm đến 1 giờ sáng là thời khắc chuyển giao của một ngày. Đây là khoảng thời gian khí dương nảy mầm, rất mong manh, yếu ớt.

Nếu "yêu" vào lúc này, sẽ tước bỏ khoảnh khắc tốt nhất để hình thành khí dương trong cơ thể, khiến cho ngày hôm sau bạn không đủ dương khí, cơ thể mệt mỏi, rệu rã.

9. Tránh lấy nước quá lạnh để làm mát trong mùa hè, lấy nước quá nóng để làm ấm trong mùa đông.

Hai thói quen này có thể không gây hại quá nhiều, nhưng đây được cho cho là thói quen làm phản lại quy luật tự nhiên.

Mùa hè khi nhiệt độ quá cao, nếu làm mát cơ thể quá nhanh sẽ dễ bị nhiễm lạnh. Còn mùa đông, khi cơ thể đang lạnh, nhiệt lượng thấp, nếu dùng nước quá nóng cũng gây ra sốc nhiệt.

Chuyên gia Đông y cho rằng, cách bảo vệ sức khỏe tốt nhất là điều hòa mọi thứ để tạo sự cân bằng.

10. Tránh xem Tivi nhiều

10 điều kiêng kị chuyên gia khuyên bạn tránh xa - Ảnh 3.

Khi xem TV, cơ thể bị làm việc trong trạng thái bị "bỏ rơi" không điều khiển (Ảnh minh họa)

Giải trí bằng cách xem Tivi là phương tiện phổ biến ở khắp nơi trên thế giới. Tuy nhiên các chuyên gia Đông y khuyên rằng bạn không nên quá lạm dụng hình thức giải trí này.

Khi tập trung quá mức vào màn hình Tivi, cơ thể vẫn phải làm việc đều đặn nhưng lại thiếu sự chỉ huy chính xác của thần kinh do đang mải mê với các chương trình đang chiếu.

Vì vậy, để tránh những rắc rối không cần thiết, bạn chỉ nên xem Tivi với thời lượng vừa phải.

Khác với Tây y, chuyên gia Đông y luôn chú ý đến việc điều tiết thân nhiệt, lựa chọn môi trường sống cân bằng để luôn giữ phong độ sức khỏe tốt nhất.

*Theo MOP

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại