Cây sương sâm có tên khoa học là Tiliacora triandra, là loại cây lâu năm, thân leo, có nhiều nhánh. Tại Việt Nam, cây sương sâm được chia thành hai loại chính là sương sâm lá lông và sương sâm lá trơn. Loại cây này có giá trị sử dụng với toàn bộ các bộ phận, tuy nhiên, lá sương sâm được sử dụng là nhiều hơn cả. Lá loại cây này sau khi thu hoạch nếu không dùng luôn sẽ được rửa sạch, phơi khô và dùng dần.
Theo các nghiên cứu khoa học, lá sương sâm cũng là vị thuốc quý mang lại nhiều tác dụng quý đối với sức khỏe. Dưới đây là những công dụng nổi bật của nó:
1. Hạ đường huyết, bảo vệ gan
Qua một số nghiên cứu gần đây, các nhà khoa học đã nhận thấy tiềm năng chống tiểu đường của lá sâm sương. Theo đó, nước lá sương sâm có thể hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả thông qua việc ức chế quá trình tạo đường ở gan, kích thích sản xuất insulin trong cơ thể.
Đặc biệt, loại nước này có khả năng phát triển thành một sản phẩm dinh dưỡng để ngăn chặn việc sản xuất quá mức glucose ở bệnh nhân béo phì, kháng insulin và tiểu đường.
2. Làm đẹp da, trì hoãn lão hóa
Lá sương sâm rất tốt cho việc làm đẹp da. Theo nghiên cứu ở Mỹ, chế phẩm bôi ngoài da có chiết xuất từ loại lá này có thể giúp kích thích tăng sinh nguyên bào sợi và tế bào sừng, làm tăng biểu hiện collagen và ức chế hoạt động collagenase. Từ đó giúp ngăn ngừa và chống lão hóa da hiệu quả, đồng thời giúp cải thiện những vấn đề về da như làm giảm các đường nhăn trên khuôn mặt, nếp nhăn và da chảy xệ.
3. Chống ung thư
Ngăn ngừa ung thư cũng là một trong những công dụng nổi bật của lá sương sâm. Theo đó, trong loại lá này có chứa hàm lượng cao flavonoid - hoạt chất giúp ngăn ngừa và hỗ trợ điều trị ung thư hiệu quả. Đặc biệt, hoạt chất này còn có tác dụng chống lại các quá trình oxy hóa và tăng hấp thụ vitamin C, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Trong một thử nghiệm trong ống nghiệm, người ta thấy dịch chiết lá sương sâm còn có khả năng ức chế tế bào ung thư phổi và ung thư buồng trứng. Các chuyên gia cho rằng khả năng này có được là do chất oxoanolobine có trong loại lá này.
4. Giải độc cơ thể, chữa táo bón
Theo Đông y, lá sương sâm có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, mát gan, nhuận tràng, chữa táo bón, kiết lỵ, đái dắt, nóng nhiệt,… Theo một số nghiên cứu, lá sương sâm có tính mát, giúp thanh nhiệt giải độc gan. Ngoài ra, thành phần chất xơ trong loại lá này rất dồi dào nên giúp cải thiện hoạt động của đường tiêu hóa, cũng như ngăn ngừa và điều trị các bệnh táo bón, khó tiêu hay rối loạn đường tiêu hóa hiệu quả.
Do đó, với những người hay bị táo bón, các chuyên gia thường khuyên họ nên kết hợp uống nước ép hay ăn thạch sương sâm để tăng hiệu quả thanh lọc cơ thể cũng như hỗ trợ chữa táo bón nhanh hơn.
2 loại lá phơi khô khác cũng là "thần dược" cho sức khỏe nhưng ít người biết
1. Lá đu đủ
Theo nghiên cứu, lá của cây đu đủ chứa nhiều vitamin tan trong chất béo (A, D, E và K); vitamin B và C; và các khoáng chất như sắt, natri và magie cần thiết cho sức khỏe.
Loại lá này đã được sử dụng trong y học cổ truyền để ngăn ngừa và điều trị một số loại ung thư. Theo một số nghiên cứu, chiết xuất lá đu đủ có đặc tính chống tăng sinh, ức chế sự phát triển của tế bào ung thư tuyến tiền liệt ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ.
Chuyên gia dinh dưỡng cho biết lá đu đủ nấu thành nước uống cũng có khả năng kích thích hoạt động của hormone insulin trong cơ thể. Nhờ đó giúp cơ thể tăng khả năng kiểm soát, điều chỉnh lượng đường máu chặt chẽ hơn, giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường, béo phì và bệnh lý tim mạch.
Theo một số nghiên cứu, nước lá đu đủ còn có tác dụng làm sạch gan và cung cấp sự hỗ trợ cho gan do đặc tính chống oxy hóa và vitamin E. Nhờ đó, việc uống nước từ loại lá này sẽ giúp chữa lành bệnh gan mãn tính, vàng da và xơ gan hiệu quả.
Đặc biệt, làm đẹp da cũng là một công dụng khác của lá đu đủ mà ít người biết đến. Theo đó, lá đu đủ có chứa hàm lượng cao vitamin A và vitamin C nên rất tốt cho da, giúp ngăn ngừa và loại bỏ các triệu chứng về da khác như mụn trứng cá, mụn bọc, thâm sạm da và các nếp nhăn. Vì vậy, nếu muốn sở hữu một làn da sáng, khỏe, tươi trẻ và đầy sức sống, bạn có thể tham khảo thêm loại nước làm từ lá đu đủ này vào thực đơn của mình.
2. Lá sa kê
Vì lá sa kê có chứa nhiều chất dinh dưỡng cần cho cơ thể nên nhiều chuyên gia cho rằng việc uống một ly trà nấu từ lá sa kê mỗi ngày cũng tương tự như dung nạp một liều thuốc bổ vào cơ thể.
Cụ thể, một trong những công dụng nổi bật của lá sa kê là khả năng chống lại các tổn thương ở tuyến tụy do alloxan – nicotinamide gây ra. Nguyên nhân là vì loại lá này có chứa flavonoid giúp tăng cường hoạt động chống oxy hóa, đồng thời kích thích tuyến tụy bài tiết insulin và góp phần giúp kiểm soát đường huyết một cách hiệu quả.
Uống trà lá sa kê còn mang lại công dụng hỗ trợ phục hồi chức năng thận, giúp đào thải axit uric và giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi thận hiệu quả. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng việc uống loại trà này sẽ giúp tối ưu hóa hoạt động của thận, giống như thuốc lợi tiểu. Do đó, người bị suy thận có thể uống trà lá sa kê để tăng cường sức khỏe và thanh lọc thận.
Theo một số nghiên cứu, việc kết hợp uống trà lá sa kê và một chế độ không rượu, bia, thuốc lá sẽ giúp cải thiện tình trạng viêm gan và gan phình trướng nguy hiểm. Tuy nhiên, để thu lại kết quả tốt nhất cho sức khỏe, người bệnh cần đảm bảo tránh hút thuốc, uống rượu bia trong lúc áp dụng liệu pháp này. Tuân thủ cách điều trị của bác sĩ đề ra cũng là cách giúp tình trạng bệnh nhanh chóng được thuyên giảm.