1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"

Bảo Nam |

Hấp dẫn và tiện lợi là vậy nhưng các chuyên gia cảnh báo, người tiêu dùng nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn những chiếc bánh Trung thu handmade để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng.

Bánh Trung thu handmade hút khách

Nếu như trước đây, mỗi khi nghĩ đến bánh Trung thu thì người Việt thường chỉ nhớ tới bánh nướng, bánh dẻo với hai loại nhân quen thuộc đó là thập cẩm và đậu xanh, thì những năm gần đây, bánh Trung thu handmade (tự làm) ngày càng "lên ngôi".

Chị B (1 người làm bánh lâu năm tại huyện Hoài Đức, Hà Nội) chia sẻ: Những ngày gần đến Rằm Trung thu, mỗi ngày chị bán ra thị trường 50-100 hộp bánh handmade.

Chị cho biết, lý do bánh Trung thu handmade được yêu thích là bởi chúng có nhiều hương vị đặc biệt hơn. Những chiếc bánh này còn được chế tác với nhiều hình dáng phong phú như con vật, hoa quả, nhân vật hoạt hình, đi kèm màu sắc sinh động. Điều đó khiến chúng không chỉ hấp dẫn người lớn mà còn đặc biệt thu hút sự chú ý của trẻ nhỏ.

1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"- Ảnh 1.
1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"- Ảnh 2.
1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"- Ảnh 3.
1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"- Ảnh 4.

Bánh Trung thu handmade được ưa chuộng ngày càng nhiều trong những năm gần đây. Ảnh minh họa

Một ưu điểm nữa của bánh Trung Thu handmade đó là có công thức riêng biệt, dễ dàng điều chỉnh theo khẩu vị của từng người. Bánh có giá thành thấp hơn so với các thương hiệu lớn và đặc biệt có thêm loại bánh chay dành cho người ăn chay hoặc theo chế độ ăn kiêng.

Hấp dẫn và tiện lợi là vậy nhưng các chuyên gia cảnh báo, người tiêu dùng nên thận trọng hơn trong việc lựa chọn những chiếc bánh Trung thu handmade để đảm bảo sức khỏe khi sử dụng.

4 lưu ý quan trọng khi mua bánh Trung thu để tránh "tiền mất, tật mang"

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh (nguyên giảng viên Viện Công nghệ Sinh học và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội) nhấn mạnh rằng, khi mua bánh Trung thu dù là loại nào thì người tiêu dùng cũng cần được cung cấp đầy đủ thông tin về bảng thành phần, thương hiệu, để tự kiểm chứng và quyết định.

Ông cũng khuyến cáo không nên ham rẻ, bởi tiêu chí hàng đầu phải là an toàn cho sức khỏe. Người dân cần cảnh giác với các loại bánh giảm giá quá sâu, quan sát kỹ hạn sử dụng, tránh mua phải bánh đã hoặc sắp hết hạn, hoặc sử dụng nguyên liệu kém chất lượng.

1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"- Ảnh 5.
1 loại bánh Trung thu đang được ưa chuộng, "soán ngôi" bánh truyền thống: Nhưng có 4 lưu ý khi lựa chọn để không "rước bệnh vào thân"- Ảnh 6.

Chuyên gia khuyến cáo không nên ham rẻ khi mua bánh Trung thu, bởi tiêu chí hàng đầu phải là an toàn cho sức khỏe. Ảnh minh họa

Hiện nay, mặt hàng bánh Trung thu handmade được nhiều người yêu thích, tuy nhiên PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cảnh báo rằng bánh chỉ an toàn nếu màu vẽ sử dụng là nguyên liệu tự nhiên. Ngược lại, nếu dùng màu kém chất lượng để tăng lợi nhuận, sẽ rất nguy hiểm cho sức khỏe. Một số chất tạo màu như Brilliant blue, erythrosine, allura red có thể gây dị ứng, ung thư, hoặc các vấn đề về hô hấp và ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ em.

PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh cũng lưu ý về nguy cơ từ bánh Trung Thu có chứa hóa chất công nghiệp hoặc nhân bánh không đảm bảo chất lượng. Các loại bánh này có thể gây ngộ độc cấp tính như đau bụng, buồn nôn và nguy hiểm hơn là có thể tích tụ dần trong cơ thể, dẫn đến nguy cơ ung thư.

Vị chuyên gia khuyên các gia đình khi khi mua bánh Trung thu cần chú ý:

1. Xem kỹ hạn sử dụng của bánh.

2. Cần quan sát kỹ bao bì xem có dấu hiệu lạ như vết lấm tấm hay không.

3. Tuyệt đối tránh mua bánh có dấu hiệu mốc, bánh không ghi hạn sử dụng hoặc đã hết hạn.

4. Nên mua sản phẩm có nguồn gốc, nhãn mác rõ ràng và đăng ký chất lượng.

Theo Cục An toàn Thực phẩm, Bộ Y tế, người tiêu dùng nên lựa chọn bánh có đầy đủ thông tin về nhà sản xuất, hướng dẫn sử dụng và bảo quản, cùng thời hạn sử dụng rõ ràng. Sản phẩm phải tuân thủ quy định về phụ gia thực phẩm và được bán tại các cơ sở đảm bảo điều kiện vệ sinh. Khi mua bánh, cần quan sát kỹ để tránh mua phải bánh bị biến dạng, hư hỏng, hoặc có màu sắc và mùi lạ.

Cục An toàn Thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng nên tuân thủ lượng bánh theo hướng dẫn của nhà sản xuất, tránh ăn quá nhiều thực phẩm chứa đạm, mỡ, đường để không làm rối loạn hấp thu. Nếu có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào về sức khỏe sau khi ăn, nên đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám kịp thời.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại