Tác dụng của giấc ngủ
Không chỉ thực hiện đúng nhịp sinh học của cơ thể mà giấc ngủ còn mang lại cho bạn nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Cải thiện trí nhớ
Sau một giấc ngủ não của bạn đã có thời gian nghỉ ngơi thư giãn, giải tỏa căng thẳng và tiếp thêm năng lượng cho mình. Vì vậy, hãy ngủ đủ giấc mỗi ngày nhé!
Khơi dậy óc sáng tạo
Trong quá trình ngủ não của bạn sẽ sắp xếp lại những chuỗi sự kiện, kiến thức mà bạn đã có từ đó nó giúp bạn có những sáng kiến, sự sáng tạo hơn sau khi được nghỉ ngơi một cách hợp lý.
Rèn luyện sự tập trung
Mất tập trung, căng thẳng, dễ nổi cáu là hậu qủa của việc thiếu ngủ khiến bạn không thể tập trung vào bất kỳ công việc nào cả.
Do đó, bạn cần ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày để có sự tập trung, sáng tạo cho đầu óc và tinh thần sảng khoái hơn.
Gia tăng tuổi thọ
Sự thiếu ngủ hay ngủ nướng (ngủ quá nhiều) đều có sự ảnh hưởng tiêu cực đến tuổi thọ của bạn.
Một nghiên cứu đã thực hiện khảo sát trên nhóm phụ nữ ở độ tuổi từ 50-79 cho biết những phụ nữ có thời gian ngủ ít hơn 5 hay nhiều hơn 6,5 giờ mỗi đêm có tỷ lệ tử vong cao hơn những người khác.
Giảm stress
Sự căng thẳng về công việc, cuốc sống của bạn sẽ được giảm đi, nhẹ nhàng hơn sau 1 giấc ngủ ngon. Cholesterol trong máu cũng như chỉ số huyết áp ổn định hơn khi bạn bị căng thẳng.
Do đó, khi cảm thấy mệt mỏi, căng thẳng hãy đi ngủ 1 giấc sau đó sẽ đi tìm phương án cho vấn đề của mình bạn sẽ cảm thấy dễ dàng hơn nhiều.
Nói không với bệnh trầm cảm
Thiếu ngủ, căng thẳng là nguyên nhân khiến bạn dễ bị bệnh trầm cảm nhất. Đặc biệt là với những người thiếu ngủ về đêm hay có thói quen đi ngủ muộn.
Buổi tối: Đi ngủ mấy giờ thì tốt?
Bạn sẽ gặp phải những rắc rối về sức khỏe của mình bởi nhịp sinh học của cơ thể chưa được thực hiện đúng giờ giấc.
Nhịp sinh học cơ thể của bạn thống nhất với nhịp ngày và đêm theo môi trường mà bạn đang sống.
Đó cũng là lsy do khi bạn thay đổi múi giờ ở các khi vưc khác nhau sẽ khiến bạn bị mệt mỏi và cơ thể của bạn cần phải có thời gian để thích nghi và thiết lập lại nhịp sinh học của nó.
Sau thời điểm 22 giờ là khoảng thời gian mà các cơ qaun trong cơ thể của bạn giảm sự hoạt động và thiên về tráng thái nghỉ ngơi. Đó cũng là thời điểm mà bạn cần có một giấc ngủ để hồi phục sức khỏe cho các cơ quan.
Vì vậy, giờ tốt nhất để bạn đi ngủ sẽ là khoảng từ 21 đến 22 giờ hàng ngày.
Bạn có thể lên giường và trò chuyện với ai đó hay nghe 1 vài bài hát, chương trình radio trước khi ngủ để đầu óc được thư giãn, giúp bạn ngủ ngon hơn, sâu hơn.
Đến thời điểm 22 giờ là lúc cơ thể của bạn bắt đầu dơi vào trạng thái cần được nghỉ ngơi để hồi phục chức năng cho ngày hôm sau làm việc.
Như vậy, 22 giờ là thời điểm vàng cho giấc ngủ và sức khỏe của bạn!
Nếu ngủ sau 22 giờ thì sao?
Việc bạn thức khuya quá 22 giờ hàng ngày, thậm chí có người làm việc xuyên đêm và có tư tưởng ngủ bù vào ngày mai thì nó cũng không hề có lợi cho bạn chút nào.
Thức khuya tạo điều kiện thuận lợi cho béo phì
Thức khuya khiến nguồn năng lượng của bạn bị cạn kiệt, kích thích sự thèm ăn.
Nguồn năng lượng tieseo tế vào ban đêm khiến bạn đỡ đói nhưng lại rất khó tiêu bởi các cơ quan trong cơ thể hầu như đã ngừng hoạt động, hoạt động yếu làm chúng khó tiêu.
Sự tích tụ các chất dinh dưỡng này trong cơ thể có thể sẽ khiến bạn bị béo phì. Mắc một số bệnh mạn tính như tiểu đường, huyết áp, tim mạch,…
Ngủ không đủ giấc sẽ tăng nguy cơ phát triển các tế bào ung thư
Ngủ muộn khiến bạn dễ trầm cảm, rối loạn nội tiết tố, nhịp sinh học của cơ thể cũng bị đảo lộn.
Các chuyên gia Tâm lý học Mỹ, GS Alan Rosenwasser khẳng định rằng những người có thói quen thức khuya, ngủ muộn thường bị suy giảm chức năng thần kinh, trầm cảm.
Sự rối loạn, mất cân bằng về thần kinh này cũng dễ khiến chúng ta bị nghiện ngập.
Sự rối loạn giấc ngủ, gây rối loạn thần kinh cũng sẽ làm rối loạn hoạt động của các tế bào, đặc biệt là sự phát triển đột biến của chúng gây neen hiệu ứng xấu, tăng khả năng gây bệnh ung thư cho bạn.