Xung đột Iran - Iraq: Cuộc chiến dài và đẫm máu - Điểm mặt những vũ khí đình đám

Bảo Lam |

Vào đúng ngày 22/9, Quân đội Iraq tấn công Iran, mở ra một trong những cuộc xung đột dài và đẫm máu nhất nửa cuối thế kỷ XX. Đến nay đã tròn 40 năm kể từ khi chiến tranh bắt đầu.

Cả 2 nước đã tung tất cả những gì có trong tay vào trận với hàng nghìn xe tăng - thiết giáp, pháo hạng nặng, hàng trăm máy bay chiến đấu và trực thăng. Những trận giao chiến khốc liệt cũng diễn ra cả trên biển.

Iraq ban đầu sử dụng vũ khí mua từ Liên Xô và các nước Hiệp ước Warsaw (Đông Âu) như xe tăng T-55, T-62 và T-72. Những chiếc xe tăng T-72 được đánh giá là hiện đại bậc nhất thế giới lúc bấy giờ thậm chí đã bị quân Iraq bỏ lại khi tháo chạy ngay trong giai đoạn đầu của chiến dịch tấn công.

Pháp cũng bán cho Iraq tiêm kích Mirage F1 và trực thăng SA.342 Gazelle.

Những hành động của ông Saddam Hussein đã khiến Moscow không hài lòng, và vũ khí bị dừng cung cấp trong một thời gian dài. Kết quả là Bagdad đã phải nhờ tới Trung Quốc, Brasil, Nam Phi, Ai Cập, cũng như cả Somali và Bắc Yemen.

Thường thì Quân đội Iran được vũ trang chủ yếu bằng khí tài của Mỹ và Anh. Tuy nhiên, theo chuyên gia quân sự Yury Lyamin (Nga), trong biên chế của họ có cả vũ khí xuất xứ từ Liên Xô nhưng với số lượng không nhiều.

Cụ thể trong các đơn vị lục quân Iran có một số lượng ít xe tăng T-55, xe chiến đấu bộ binh, như BMP-1 và xe thiết giáp chở quân BTR-152, BTR-50PK, BTR-60PB.

Ngoài ra, phòng không Iran cũng sở hữu pháo cao xạ tự hành ZSU-57-2 và ZSU-23-4 còn pháo binh có pháo phản lực bắn loạt BM-21 Grad pháo xe kéo M-46, D-30 và D-20 đi kèm theo là những loại xe vận tải quân sự Liên Xô được sử dụng khá phổ biến như GAZ-66, Ural-375, ZIL-157, KrAZ-255, MAZ-537.

Xung đột Iran - Iraq: Cuộc chiến dài và đẫm máu - Điểm mặt những vũ khí đình đám - Ảnh 2.

Xe tăng của Iraq bị Iran tiêu diệt.

Nhằm tăng cường lực lượng, Iran cũng ký những bản hợp đồng lớn mua khí tài thiết giáp hạng nặng như xe tăng Chieftain và máy bay chiến đấu của phương Tây. Chính tiêm kích F-14 tối tân của Mỹ đã được Iran đặt mua vào thời điểm đó và đến tận bây giờ, sau gần 40 năm chúng vẫn đang còn bay.

Từ đầu năm 1980, dự kiến 160 chiếc F-16 sẽ được bàn giao Iran, đương nhiên, sau cuộc cách mạng nổ ra, bản hợp đồng này đã bị cắt đứt.

Điều thú vị là vào thời điểm đó, Iran được coi là quốc gia có đội máy bay trực thăng lớn thứ ba thế giới. Nước này đã tiếp nhận 202 chiếc trực thăng tấn công AH-1 Cobra, mà một phần được trang bị tên lửa chống tăng có điều khiển TOW.

Đáng chú ý là Iran sở hữu tới 90 chiếc trực thăng vận tải CH-47C Chinook và 6 chiếc Sikorsky RH-53D Sea Stallion thuộc loại lớn nhất thế giới lúc bấy giờ.

Bên cạnh đó, có 296 trực thăng đa dụng Bell 214A Isfahan và 39 trực thăng tìm kiếm-cứu nạn Bell 214C, gần 100 chiếc Agusta-Bell 205A, vào khoảng 20 chiếc trực thăng đa dụng Agusta-Sikorsky AS-61 (ASH-3D), 20 trực thăng chống hạm Agusta-Bell 212ASW và hơn 150 Agusta-Bell 206 hạng nhẹ cũng đã được chuyển giao.

Nhiều loại trực thăng trong số này vẫn đang được Iran khai thác cho đến nay.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại