Những ngành nghề được cho là thu nhập “khủng” nhất Việt Nam

Hương Mai |

Bỏ qua những áp lực không nhỏ do đặc trưng nghề tạo ra thì những ngành nghề dưới đây được xem là đáng mơ ước với nhiều người bởi mức thu nhập “khủng”.

Nhân viên ngân hàng

Số liệu mới đây được dẫn trên báo điện tử Vietnamnet cho hay: một “nhân viên quèn” ở ngân hàng lương cũng cao.

Theo đó “rất nhiều vị trí thường trong ngân hàng có thể kiếm từ 20 triệu tới 40 triệu đồng/tháng. Trong đó, nhân viên thanh toán cấp cao được ưu đãi nhất khi nhận lương từ 30 triệu đồng tới 40 triệu đồng/tháng.

Hình ảnh mới lạ của nhà ga lâu đời nhất Việt Nam Hình ảnh mới lạ của nhà ga lâu đời nhất Việt Nam

Hệ thống mái che chạy dài, ke ga nâng cao, biển báo điện tử hiện đại... khiến nhiều du khách bất ngờ trước những thay đổi bên trong ga Hà Nội, công trình có tuổi đời hơn 100 năm.

Ông Trần Bắc Hà, Chủ tịch Hội đồng quản trị ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) từng phàn nàn mức lương “kịch trần” 36 triệu đồng/tháng của lãnh đạo doanh nghiệp Nhà nước không đủ sống. Lời phàn nàn này không phải không có lý khi mà một số nhân viên “quèn” tại ngân hàng vẫn có thể kiếm được nhiều hơn.

Theo báo cáo lương của Adecco, rất nhiều vị trí thường trong ngân hàng có thể kiếm từ 20 triệu tới 40 triệu đồng/tháng. Trong đó, nhân viên thanh toán cấp cao được ưu đãi nhất khi nhận lương từ 30 triệu đồng tới 40 triệu đồng/tháng. Nhân viên thanh toán “nghèo” hơn một chút thì nhận được mức lương từ 12 triệu đồng tới 30 triệu đồng/tháng.

Số vị trí nhân viên “quèn” được chi trả tới 40 triệu đồng/tháng không nhiều nhưng ngân hàng lại sẵn sàng trả 20 triệu đồng/tháng cho nhiều người. Nhân viên chăm sóc khách hàng cấp cao nhận mức lương từ 18 triệu đồng tới 25 triệu đồng/tháng. Nhân viên trái phiếu có mức lương từ 10 triệu tới 18 triệu đồng/tháng.

Nhân viên quan hệ khách hàng được trả từ 12 triệu tới 18 triệu đồng/tháng. Nhân viên tín dụng kiếm được nhiều hơn một chút với mức lương từ 12 triệu tới 20 triệu đồng/tháng”.

Phi công

Phi công và tiếp viên hàng không là những nghề có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung hiện nay (Nguồn: Zing)

Phi công và tiếp viên hàng không là những nghề có thu nhập khá cao so với mặt bằng chung hiện nay (Nguồn: Zing)

Báo điện tử Tri thức trực tuyến (Zing.vn) trích đăng bảng lương 5 năm từ 2008 đến 2013 được Vietnam Airlines (VNA) công bố gần đây nhất. Theo đó, “mức lương năm 2013 của phi công bình quân đạt 74,8 triệu đồng/tháng. Mức này đã giảm 4,5 triệu đồng so với năm 2012, và 6,7 triệu đồng so với năm 2011. Tuy vậy, ở thời điểm hiện tại, mức lương nói trên của nghề phi công cho VNA vẫn là con số đáng mơ ước với nhiều người. Tuy vậy, theo ý kiến của nhiều người, mức lương "khủng" nói trên tương xứng với áp lực, khối lượng và tính chất của công việc điều khiển máy bay. Không những phải đối mặt với áp lực của người "nắm giữ" tính mạng của hàng trăm hành khách, phi công còn là nghề đầy rủi ro, yêu cầu độ tập trung, trình độ cao. Trước đó, họ phải trải qua một quá trình khá dài và khắc nghiệt để rèn luyện nghề”.

Hà Nội: Gã ăn xin thu nhập “khủng” tái xuất, người dân tiếp tục bị lừa Hà Nội: Gã ăn xin thu nhập “khủng” tái xuất, người dân tiếp tục bị lừa

Nhiều tháng trước gã ăn xin với thu nhập 30 triệu đồng/tháng, ngày ăn xin tối đi xe Nouvo đã bị báo chí và cộng đồng mạng vạch trần. Tưởng chừng gã đã "chuyển nghề" nhưng đến chiều hôm nay (11/3) gã lại xuất hiện tại ngã tư Tôn Đức Thắng – Cát Linh.

Tiếp viên hàng không

Lương tháng của phi công và tiếp viên Vietnam Airlines (Nguồn: Zing)
Lương tháng của phi công và tiếp viên Vietnam Airlines (Nguồn: Zing)

“Thu nhập bình quân của tiếp viên hàng không luôn gây sự tò mò của mọi người. Theo đó, mức lương 20-30 triệu/tháng của tiếp viên hàng không đã khiến đông đảo người lao động thèm muốn”. Thông tin trên tờ Người đưa tin.

Ngoài lương chính, một lợi nhuận không hề nhỏ mang đặc thù ngành cũng được nhiều tiếp viên hàng không tận dụng triệt để, đó là lợi nhuận sản sinh từ việc buôn bán hợp pháp các mặt hàng xách tay.

Song, mặt trái của nghề này chính là là mức độ rủi ro nghề nghiệp khá cao. Chỉ một cú ngã nhẹ trên máy bay rắc rối cũng có thể xảy ra. Ở dưới mặt đất đó chỉ là một chấn thương nhỏ, nhưng ở trên không máu loãng, rất khó cầm, có khi máu chỉ ngưng chảy cho tới khi máy bay tiếp đất.

“Một thực tế rất nực cười nhưng lại là một sự thật, đó là việc các tiếp viên hàng không không có thời gian để tiêu tiền. Trung bình khi bay tuyến nội địa, mỗi tiếp viên hàng không cất cánh – hạ cánh 8 lần (4 chuyến)/ngày, với tần suất như thế, các tiếp viên hàng không chỉ đủ thời gian nghỉ ngơi chuẩn bị cho các chuyến bay, không còn quỹ thời gian cho việc mua sắm, tiêu xài”. Báo điện tử Người đưa tin viết.

Quản lý nhân sự

Cũng theo thông tin từ Zing.vn, “tại Hà Nội, mức lương cao nhất được dành cho vị trí giám đốc nhân sự của một tập đoàn sản xuất, với mức 147 triệu đồng/tháng.

Hiện nay, một sinh viên mới ra trường làm ngành nhân sự có thể tìm được việc làm với mức lương tối thiểu 5 triệu đồng/tháng, cấp trưởng phòng được trả hơn 1.000 USD/tháng và các vị trí giám đốc nhân sự có thể có thu nhập từ 2.500 đến 3.000 USD/tháng. Thậm chí những tập đoàn lớn của nước ngoài đang trả lương 4.000 USD/tháng cho vị trí này tại Việt Nam. Điều này cho thấy, nghề nhân sự hiện đã xác lập được vị trí quan trọng không thể thiếu cho sự phát triển của doanh nghiệp”.

Dầu khí

Trong danh sách doanh thu và lương của 17 tập đoàn, tổng công ty nhà nước lớn thuộc Bộ Công Thương quản lý năm 2010 và 2011 vừa được công bố, Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) có mức lương trung bình cao nhất.

Theo đó, lương trung bình của PVN trong năm 2011 lên tới 16,2 triệu đồng/người/tháng, tăng 7,5% so với năm 2010. Thông tin từ báo giới trong nước.

 

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại