Khoảng 17 giờ 30 tối 18/7, lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ xác nhận trên địa bàn vừa xảy ra sự cố tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam (đóng trên địa bàn TP Việt Trì) làm 4 người chết và 1 người bị thương. Trước đó vào chiều tối cùng ngày, một nhóm công nhân đang làm việc tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam phát hiện ra 2 người bị ngạt khí ở khu vực lò hơi đang hô hoán tại khu vực hố gas vi sinh. 3 lao động thuộc bộ phận lò hơi đã nhảy xuống ứng cứu tuy nhiên cả 5 người đều bị ngạt khí gas và ngất đi.
Ngay sau đó, các công nhân đã báo cho công ty và lực lượng chức năng. Khoảng 30 phút sau, lực lượng cứu hộ, cứu nạn tới tiếp cận và đưa các nạn nhân ra ngoài. Theo báo cáo ban đầu, có 3 người tử vong tại công ty, 1 người tử vong tại bệnh viện và 1 người đang cấp cứu.
1. Vì sao ngạt khí gas gây ngộ độc?
Thủ phạm gây ngộ độc khí gas là khí CO (Oxit Carbon) 5 - 10%. Sau khi hít phải khí này, CO ngay lập tức kết hợp với hồng cầu trong máu, giữ chặt huyết sắc tố khiến cho hồng cầu mất đi chức năng dẫn Oxy tới các tổ chức trong cơ thể gây ra tình trạng ngạt khí.
Hay nói cách khác, cơ chế gây ngộ độc của CO là do CO khuếch tán nhanh qua qua phế nang, qua màng mao mạch phổi vào máu và liên kết với sắt của Hemoglobin với ái lực lớn hơn khoảng 240 lần so với ái lực của Oxy, liên kết này bền vững hơn Oxy rất nhiều dẫn tới nhân Hemoglobin không thể gắn với Oxy được nữa.
Các mức độ ngạt khí gas:
- Hít phải 5% CO
Nếu như ngạt khí mức độ nhẹ sẽ có các biểu hiện như đau đầu, ù tai, tức ngực, chóng mặt, tay chân mệt mỏi, cảm giác buồn nôn, nạn nhân nhanh chóng buồn ngủ và mất đi ý thức khi hít phải 5% CO.
- Hít phải 1% CO
Với mức độ 1% CO nếu hít phải sẽ có dấu hiệu của trúng độc bao gồm tim mạch đập nhanh, mặt nạn nhân đỏ lên, môi tím lại, toát mồ hôi, tinh thần hoảng loạn, tay chân run rẩy không vững kèm theo đó là tình trạng giảm phản xạ mắt và giác mạc rồi rơi vào hôn mê.
- Hít phải trên 5% CO
Nếu hít phải trên 5% CO có nghĩa là nạn nhân bị trúng độc nặng. Lúc này nạn nhân sẽ bị hôn mê sâu, cơ thể mất hoàn toàn các phản xạ, trên da nạn nhân xuất hiện các vết đỏ hoặc các bọc nước, dịch phổi tràn, não úng thủy, hô hấp đáp ứng kém, mạch bị loạn,... và thậm chí là tử v.ong do các cơ quan nội tạng trong cơ thể bị tê liệt.
2. Cần làm gì khi gặp người bị ngộ độc khí gas?
Nếu gặp người bị ngộ độc khí gas, cần nhanh chóng thực hiện sơ cứu người bị ngộ độc khí gas theo các nguyên tắc dưới đây:
- Bước 1: Bịt chặt mũi lại, có thể sử dụng khăn ướt rồi hít một hơi thật dài rồi xông vào phòng có nạn nhân đang bị ngạt khí. Tìm kiếm bình gas để khóa van lại đồng thời mở tất cả các cửa sổ, khu vực thông thoát khí để khí gas ra ngoài giúp giảm bớt nồng độ tránh khiến bản thân và nạn nhân hít thêm.
Nếu hơi dài bạn hít sắp hết, bạn nên chạy thật nhanh ra ngoài để hít thở sau đó lại tiếp tục vào phòng để đưa người bị nạn ra ngoài.
Lưu ý, khi sơ cứu người bị ngạt khí gas không được gọi điện thoại trong phòng hay hút thuốc, đóng mở cầu dao của nguồn điện hay bất kì hành vi nào có thể dẫn tới tình huống phát sinh tia lửa tại phòng có khí gas vì có thể dẫn tới cháy nổ nghiêm trọng.
- Bước 2: Kiểm tra tình trạng của nạn nhân. Đặt nạn nhân ở nơi thoáng khí, nới lỏng quần áo, thắt lưng rồi để đầu nạn nhân hơi ngả về phía sau giúp đảm bảo đường hô hấp được thông. Với nạn nhân bị ngộ độc khí gas, cần nhanh chóng kiểm tra tình trạng hô hấp và mạch đập. Trường hợp nạn nhân dừng hô hấp cần ngay lập tức làm hô hấp nhân tạo để hồi phục lại tim phổi.
- Bước 3: Nếu nạn nhân còn tỉnh táo, cần để nạn nhân nghỉ ngơi, giữ ấm nếu trời lạnh. Hạn chế cử động tay chân hay kích động tâm lý khiến oxy và năng lượng bị tiêu hao không cần thiết.
- Bước 4: Nhanh chóng đưa người bị ngộ độc khí gas tới cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị đúng phác đồ.
Đã có rất nhiều trường hợp nạn nhân bị ngạt khí gas dẫn tới tử v.ong, vì thế để phòng ngừa cần cẩn thận với những khu vực khí gas như hố gas vi sinh, không sử dụng bếp gas trong phòng đóng kín cửa, sau khi sử dụng cần đóng chặt van bình gas,... để tránh những nguy cơ tiềm ẩn.