Cam thảo là một trong những loại dược liệu quen thuộc và quý báu của người Việt. Cam thảo thuộc họ đậu, xuất xứ ở châu Á và có tên khoa học là Glycyrrhiza uralensis. Trong cam thảo có chứa hàm lượng dinh dưỡng dồi dào với các thành phần và hoạt chất nổi bật như: liquiritin, isoliquiritin, glycyrrhizin, neo-liquiritin, các chất chống viêm, chống oxy hóa khác.
Theo Đông y, loại cây này có vị ngọt, tính bình, tác dụng bổ tỳ vị, nhuận phế, thanh nhiệt, giải độc và điều hòa vị thuốc. Tại Việt Nam, loại cây này thường xuyên hiện ở các tỉnh miền Bắc như Vĩnh Phúc, Hải Hưng, Hà Nội,... Cam thảo không phải là loại dược liệu khó tìm nên bất kỳ ai cũng có thể mua về để chế biến thành ‘‘bài thuốc’’ chữa bệnh.
Dưới đây là những lợi ích mà cây cam thảo đem lại cho sức khỏe của con người:
Kiểm soát đường huyết
Công dụng đầu tiên của cam thảo được nhiều người tin tưởng lựa chọn chính là làm giảm lượng đường trong máu. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng loại cây này giúp giữ mức huyết áp của người dùng ổn định nhờ đặc tính chống đái tháo đường.
Theo Hiệp hội Tiểu đường Hoa Kỳ, trong rễ của cam thảo có chứa chất amorfrutin được biết đến với đặc tính chống tiểu đường. Amorfrutin cũng công dụng chống viêm giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến tiểu đường. Do đó, dù có hương vị ngọt nhưng cam thảo hề ảnh hưởng đến lượng đường huyết trong máu, mà còn có thể giảm cảm giác thèm đường.
Chống ung thư
Giáo sư ở Viện Nghiên cứu thức ăn ở Đại học Rutgers - Mohamed Rafi đã thực hiện một nghiên cứu và phát hiện ra phân tử có tên Bhydroxy-DHP (BHP), là thành phần chiết xuất từ rễ cây cam thảo có công dụng chữa bệnh và ngăn ngừa sự phát triển của các tế bào ung thư.
Ngoài ra, trong rễ của cây cam thảo còn có nhiều chất chống oxy hóa. Những chất này sẽ đóng vai trò tham gia vào quá trình chống lại sự các gốc tự do, ngăn ngừa sự hình thành của tế bào ung thư gây các loại bệnh nguy hiểm. Chính vì vậy, từ lâu, cây cam thảo đã được dân gian sử dụng làm ‘‘bài thuốc’’ bồi bổ và tăng cường sức khỏe của con người.
Điều trị viêm gan C
Nhiều chuyên gia cho biết cây cam thảo cũng có giá trị điều trị bệnh viêm gan C. Trong nước cam thảo có chứa một hoạt chất mang tên glycyrrhizin có khả năng chống viêm, kháng khuẩn, giải độc và bảo vệ gan khỏi các tổn thương do do carbon tetrachloride gây ra. Nhờ đó, uống nước cam thảo sẽ hỗ trợ người bệnh điều trị viêm gan C.
Viêm loét dạ dày
Trong Đông y, cam thảo là loại thảo dược số 1 có hiệu quả hỗ trợ điều trị viêm loét dạ dày. Người ta tìm thấy chiết xuất glabren và glabridin trong cam thảo giúp giảm đau,giúp lành vết loét ở dạ dày một cách nhanh chóng và diệt loại vi khuẩn gây viêm loét dạ dày có tên là Helicobacter pylori. Kết hợp với các hoạt chất chống oxy hóa, loại thảo dược này còn giảm thiểu đáng kể một số triệu chứng do đau dạ dày gây nên như: Ợ nóng, nôn mửa
Giảm ho, viêm họng
Các nghiên cứu trên Journal of Clinical Anesthesia đã chỉ ra rằng rễ của cam thảo có thể giúp ngừa viêm họng do đặt nội khí quản khi phẫu thuật, bôi chất chiết xuất từ rễ cam thảo vào cổ họng sẽ làm giảm kích ứng. Lợi ích này có được là nhờ đặc tính chống viêm của cam thảo.
Theo đó, khả năng kháng viêm của loại dược liệu này là nhờ hợp chất tự nhiên kháng khuẩn và chống oxy hóa hiệu quả - glycyrrhizin. Do đó, người bị đau họng hoàn toàn có thể sử dụng cam thảo để giảm ho, giảm viêm họng.
Trị các bệnh về da
Trong rễ cây cam thảo có chứa hơn 300 hợp chất khác nhau. Đa số những chất này có tác dụng kháng viêm, kháng virus, kháng khuẩn. Bên cạnh đó, chiết xuất của cam thảo còn giúp cải thiện rõ rệt các vấn đề về da như: Chàm da, mụn nhọt hay các vấn đề về da.
Lưu ý khi dùng cam thảo
Cam thảo là dược liệu có tính bình, an toàn cho sức khỏe của con người. Tuy nhiên, người dùng không nên sử dụng loại dược liệu này bừa bãi mà cần có liều lượng nhất định và cách thức sử dụng chính xác. Dưới đây là một số lưu ý bạn nên nhớ khi sử dụng cam thảo:
- Người phù nề, phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con bằng sữa mẹ, người bị rối loạn tiêu hóa và bị táo bón lâu ngày, mắc bệnh viêm thận, viêm gan hoặc xơ gan, người bị bị táo bón mạn tính không nên dùng cam thảo.
- Không sử dụng cam thảo lâu ngày, vì có thể gây tác dụng không mong muốn.
- Không dùng cam thảo với đại kích, cam toại, nguyên hoa, hải tảo, lá vối và kiêng ăn cá.
- Việc sử dụng cam thảo nên cần sự chẩn bệnh của bác sĩ, được bác sĩ kê đơn và theo dõi trong quá trình sử dụng.
Tổng hợp