Viêm tai giữa biến chứng của viêm mũi: Điều trị thế nào?

Bích Hiền |

Nguyên nhân của viêm tai có thể là do tình trạng viêm mũi và viêm VA ở vùng vòm họng, rồi mủ và dịch viêm từ mũi và VA sẽ theo đường vòi nhĩ lên tai gây lên tình trạng viêm tai.

Chào bác sĩ!

Con tôi 8 tháng tuổi, thấy có biểu hiện bứt tai (bé ăn uống, đêm ngủ bình thường, không sốt, tai không hôi). Khi đưa cháu đi khám, bác sĩ chẩn đoán bé bị viêm tai giữa (màng nhĩ xung huyết, nung mủ)và kê đơn cho uống kháng sinh 15 ngày.

Sau đó 1 tháng, bé lại có biểu hiện bứt tai, tôi đưa bé đi khám bác sĩ kết luận bé bị viêm tai giữa, cho uống kháng sinh 10 ngày. 

Từ bé đến 8 tháng, con tôi bị sổ mũi 2 lần, mỗi lần bị trong khoảng thời gian 3 ngày, mũi loãng, tôi nhỏ nước muối sinh lý bé hết sổ mũi. Xin bác sĩ cho tôi biết, với biểu hiện của bé như vậy nguyên nhân gây viêm tai giữa là do sổ mũi hay có thể do nguyên nhân nào khác? Nếu có, xin bác sĩ cho biết các nguyên nhân đó để tôi có biện pháp phòng bệnh cho cháu.

Khi cháu bị viêm tai giữa với mức độ, biểu hiện như vậy thì có nhất thiết phải uống kháng sinh không, hay có cách điều trị nào khác (vì bé uống kháng sinh bị tiêu chảy cả tháng không cầm)?

Mỗi lần khám tai bác sĩ đều nói bé có rất nhiều ráy tai, tôi không dám tự lấy cho con, vậy có cách nào để lấy ráy tai cho bé không bác sĩ? Nếu không không lấy ráy tai cho cháu thì có thể ảnh hưởng gì cho cháu không ạ?

Viêm tai giữa biến chứng của viêm mũi: Điều trị thế nào? - Ảnh 1.

(Ảnh minh họa)

Trả lời:

Bác sĩ Nguyễn Lan Hương - Bệnh viện ung bướu Hưng Việt

Theo như bạn nói thì bé nhà bạn bị viêm mũi và biến chứng lên viêm tai giữa ứ mủ. Nguyên nhân của viêm tai của bé là do tình trạng viêm mũi và viêm VA ở vùng vòm họng, rồi mủ và dịch viêm từ mũi và VA sẽ theo đường vòi nhĩ lên tai gây lên tình trạng viêm tai của bé. Khi viêm tai thì bé có thể sốt, biểu hiện bứt rứt ở tai, ăn uống kém hoặc chảy dịch tai (khi cháu viêm nặng và vỡ mủ ra)...

Viêm tai giữa biến chứng của viêm mũi: Điều trị thế nào? - Ảnh 2.

Viêm mũi là một trong những nguyên nhân gây viêm tai giữa

Dự phòng cho bé chủ yếu là vệ sinh mũi họng, giữ ấm, đeo khẩu trang cho bé khi đi ra ngoài đường...

Trường hợp mà tai cháu bị tái đi tái lại nhiều lần mẹ có thể cho bé đi đặt ống thông khí vào trong tai và làm thuốc tại chỗ, điều này sẽ hạn chế được dùng kháng sinh đường uống.

Khi bé có nhiều ráy tai thì mẹ cũng không nên tự lấy ở nhà vì sẽ đẩy ráy tai vào sâu trong. Có trường hợp cháu không hợp tác còn có thể gây chấn thương ống tai ngoài hoặc thủng màng nhĩ, mẹ nên cho bé đến cơ sở y tế để bác sĩ lấy sẽ an toàn hơn.

Bạn muốn hỏi cụ thể và cặn kẽ thì có thể liên lạc vào số điện thoại của bệnh viện hoặc cho bé đến khám để bác sĩ tư vấn trực tiếp.

Đồ uống chữa ho, viêm phế quản từ chuối và mật ong

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại