Vì sao Slovakia ngừng sử dụng tiêm kích MiG-29?

Như Quỳnh |

Tiêm kích MiG-29 được thiết kế cho vai trò chiếm ưu thế trên không, bảo vệ đơn vị bộ binh và xe bọc thép trước không quân đối phương; tạo lưới chắn cho các căn cứ hậu cần.

MiG-29 từng được Slovakia trang bị cho lực lượng không quân nước này. Ảnh: Wiki

MiG-29 từng được Slovakia trang bị cho lực lượng không quân nước này. Ảnh: Wiki

Theo PolitExpert, Bộ Quốc phòng Slovakia cho biết Cộng hòa Séc và Ba Lan sẽ bảo vệ không phận của nước này sau khi Slovakia ngừng sử dụng các máy bay MiG-29 do Nga sản xuất.

Động thái Slovakia rút các tiêm kích MiG-29 khỏi thành phần chiến đấu nhiều khả năng là để bàn giao cho Ukraine. Hiện phía Kiev vẫn chưa phản hồi về thông tin trên.

Vì sao Slovakia ngừng sử dụng tiêm kích MiG-29? - Ảnh 1.

Tiêm kích MiG-29. Ảnh: Defense

Được phát triển vào thập niên 70 của thế kỷ trước bởi phòng thiết kế Mikoyan, tiêm kích MiG-19 có chuyến bay thử nghiệm đầu tiên vào năm 1977, trước khi được đưa vào biên chế chính thức từ 1982.

Một chiếc MiG-29 từng được Nga rao bán với mức giá 30 triệu USD nhưng hiện nay ở các thị trường, MiG-29 không còn được ưa chuộng như trước vì tải trọng và tầm bay hạn chế.

MiG-29 có trần bay 18 km và tầm bay 1.430 km. Tiêm kích MiG-29 có khối lượng rỗng 11 tấn, khối lượng khi có tải là 16.8 tấn, được coi là tiêm kích đa nhiệm hạng nhẹ, thực hiện nhiệm vụ tác chiến kết hợp với tiêm kích Su-27.

Vì sao Slovakia ngừng sử dụng tiêm kích MiG-29? - Ảnh 2.

Động cơ phản lực Klimov RD-33. Ảnh: Wiki


Được trang bị 2 động cơ phản lực Klimov RD-33 lắp đặt trong khoảng không gian rộng, mỗi động cơ có công suất 50kN và 83.5kN khi đốt nhiên liệu phụ trội.

Hai động cơ này giúp MiG-29 có thể đạt tốc độ tối đa Mach 2.4, tương ứng với 2.450 km/giờ.

Vì sao Slovakia ngừng sử dụng tiêm kích MiG-29? - Ảnh 3.

MiG-29 từng được đánh giá là tiêm kích nguy hiểm nhất thế giới. Ảnh: Sputnik


MiG-29 được trang bị hệ thống radar điều khiển hỏa lực Phazotron RLPK-29 cho phép tiêm kích theo dõi các mục tiêu là máy bay chiến đấu từ khoảng cách 70km phía trước và 35km phía sau, phạm vi theo dõi máy bay được mở rộng gấp 2 lần.

Vì sao Slovakia ngừng sử dụng tiêm kích MiG-29? - Ảnh 4.

Tên lửa không đối không tầm ngắn R-73 được trang bị trên MiG-29. Ảnh: TASS

Ở thời điểm hiện tại, MiG-29 tồn tại nhiều khuyết điểm nếu so với các máy bay chiến đấu khác như khả năng chứa nhiên liệu hạn chế và không có khả năng tiếp nhiên liệu trên không.

Ngoài ra, hệ thống radar của tiêm kích này không thực sự ổn định trong việc phát hiện, theo dõi và khóa mục tiêu, dẫn tới nguy cơ bắn nhầm các máy bay đồng minh.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại