Theo Valdaiclub, các chuyên gia từ câu lạc bộ thảo luận quốc tế Valdai Club đã lý giải đặc điểm cơ bản của chính trị gia ở Trung Đông, cách Moscow thiết lập việc đàm thoại hầu hết các đảng về vấn đề xung đột khu vực cũng như vai trò của USSR trong các vấn đề Trung Đông.
Vào tháng 9/2015, khủng bố IS ở Iraq và Syria đã kiểm soát đến 70% lãnh thổ Syria và 30% lãnh thổ Iraq. Số lượng tay súng khủng bố tới hàng chục nghìn. Chính phủ Syria lúc đó chỉ kiểm soát thủ đô Damascus và một số tỉnh ven biển của quốc gia Trung Đông này.
Chia sẻ tại Đại Hội Đồng Bảo An Liên Hợp Quốc hôm 28/9, Tổng thống Nga Putin đề xuất thành lập liên minh chống khủng bố quốc tế nhằm đẩy lùi IS.
Ông cũng chỉ trích sự chối từ của các nước phương Tây trong việc hợp tác tới chính quyền Syria và quân đội Syria, gọi những hành động này là "sai lầm to lớn". Ông đồng thời cũng đề cập đến cuộc khủng hoảng người nhập cư lan rộng đến châu Âu.
Theo ông Putin cách duy nhất để giải quyết vấn đề này tốt nhất là "khôi phục vị thế đã bị phá hủy, củng cố các cơ quan chính phủ hiện tại, hỗ trợ quân sự, kinh tế cho các nước đang gặp khó khăn...".
Hôm 26/8/2015, Moscow và Damascus đã ký thỏa thuận triển khai chiến đấu cơ Nga ở Syria. Cùng với đó, Nga cũng bắt đầu chuyển máy bay tới căn cứ không quân Hmeimim gần thành phố Latakia hồi tháng 9.
Hôm 30/9, Hội đồng Liên bang Nga đã chấp thuận yêu cầu của Tổng thống Nga về việc sử dụng lực lượng vũ trang Nga ở ngoài nước và cùng ngày đó, máy bay Nga có cuộc tấn công đầu tiên vào phiến quân. Sự hỗ trợ của Nga cổ vũ tinh thần chiến đấu của người Syria.
Một trong những lý do khiến Nga tham dự vào cuộc xung đột Syria là bởi IS đã tạo nên những mối đe dọa mới. Sử dụng phương tiện giao tiếp hiện đại, khủng bố tuyển mộ quân ở nhiều nước trên khắp thế giới, trong đó phần lớn ở Tây Âu và các nước Liên Xô cũ.
Sự tham gia của lực lượng vũ trang Nga vào cuộc xung đột Syria đã đánh dấu sự quay trở lại của Nga ở Trung Đông dưới vai trò một tay chơi đáng gờm. Trong khi phương Tây tỏ ra thận trọng, phần lớn các nước trong khu vực lại hoan hỉ đón nhận.
"Việc lực lượng vũ trụ Nga bắt đầu nỗ lực trong việc phối hợp chống khủng bố với chính quyền Syria mùa Thu 2015 đã đánh dấu bước ngoặt lớn, một nhân tố thay đổi cuộc chơi ở Syria", chuyên gia Maria Khodynskaya-Golenischeva, cố vấn cấp cao cho bộ phận kế hoạch chính sách nước ngoài của bộ Ngoại giao Nga cho hay.
Vai trò này của Nga cũng nhận được phản ứng tích cực từ đại đa số các nước có liên quan đến khu vực này, thậm chí là cả các nước vốn ủng hộ lực lượng chống chính phủ Syria thời điểm đó như Thổ Nhĩ Kỳ, Qatar, Saudi Arabia.
Phản ứng này cho thấy phần lớn các nước ở Trung Đông đã thất vọng với vai trò của Mỹ trong việc giải quyết khủng hoảng khu vực. "Sự trở lại của Nga là kết quả rõ ràng về những thất bại của chính sách Mỹ trong việc giải quyết các vấn đề chính trị đang tồn tại ở khu vực", chuyên gia Amal Abou Zeid cho hay.
Sự trở lại của Nga được nhiều nước ở Trung Đông xem là "nhân tố tích cực có thể kiềm chế một người chơi (có thể là Mỹ) trong việc theo đuổi chính sách khó đoán định", Khodynskaya-Golenishcheva chia sẻ.
Trong khi đó, các nước đang tìm cách thay đổi chế độ của chính quyền Tổng thống Bashar al-Assad nhận ra rằng sự hiện diện của Nga ở Syria khiến cho nhiệm vụ này trở nên khó khăn hơn tuy nhiên các nước này lại cũng xem sự xuất hiện của người chơi mới như là cơ hội nhằm giải quyết các vấn đề lâu dài trong khu vực.
Một đặc điểm trong sự hiện diện của Nga ở Trung Đông là khả năng của nước này trong việc xây dựng mối quan hệ với tất cả các đối tác.
"Nga có thể duy trì mối quan hệ và phát triển hợp tác với tất cả những người chơi lớn tại Trung Đông mặc cho các nước đối lập nhau", chuyên gia Valdai cho biết. "Nga có thể cởi mở với tất cả các đối tác với khả năng ngoại giao khôn khéo".
Nga không chỉ triển khai hoạt động quân sự hiệu quả ở Syria mà còn giữ vai trò then chốt trong tiến trình hòa bình thông qua việc xây dựng mối quan hệ hữu hảo với các nước.
Nga hiện duy trì quan hệ thân thiết với Iran và Thổ Nhĩ Kỳ cũng như tăng cường hợp tác với Israel và có mối quan hệ ấm dần lên với Saudi Arabia. Những mối quan hệ này là trái ngọt của chính sách ngoại giao của Nga những năm gần đây.
Kể từ khi Trung Đông không còn là vũ đài của sự đối đầu giữa các cường quốc theo quan điểm cũ, Moscow có thể theo đuổi một chính sách không đương đầu, ông Khodynskaya-Golenishcheva cho hay.
Theo các chuyên gia Valdai Club, mục tiêu trong chính sách của Nga ở Trung Đông khá rõ.
Mục tiêu quan trọng nhất của họ là giảm mối đe dọa từ khủng bố: vì vị trí địa lý của Trung Đông không quá xa Nga (khoảng 600km từ biên giới Bắc Syria tới biên giới Nga ở Bắc Caucasus), Moscow rất quan tâm đến sự phát triển bền vững và một Trung Đông hòa bình, Egorchenkov cho biết.
Mục tiêu quan trọng khác trong tương tác qua lại chính là ngành năng lượng. Mối quan hệ dựa trên lòng tin với các đối tác chính trị cho phép Nga, nhà xuất khẩu hydrocarbon lớn nhất tìm được tiếng nói chung và lợi ích chung với các đối tác", ông Yegorchenkov nhấn mạnh.
Dù giành nhiều thắng lợi khi mở rộng hoạt động ở Trung Đông nhưng Nga chắc hẳn vẫn còn đối diện trước nhiều thách thức khi hoạt động tại đây.