Uống đá lạnh và ăn đồ nóng không còn là ác mộng nếu như biết các mẹo chăm sóc răng sau đây

PV |

Đá lạnh và đồ nóng đang trở thành ác mộng của nhiều người sở hữu những chiếc răng nhạy cảm. Dưới đây là một số mẹo chăm sóc răng giúp bạn tự tin ăn uống các món yêu thích.

Đá lạnh và đồ nóng - "ác mộng" của răng nhạy cảm

Răng nhạy cảm là kết quả của tình trạng men răng bị mài mòn hoặc chân răng bị lộ ra ngoài. Điều này khiến răng yếu và nhạy cảm hơn với nhiệt độ, đặc biệt là khi ăn đồ nóng, uống đá lạnh hoặc khi có gió lạnh lùa qua. Nếu không được phát hiện và khắc phục kịp thời, răng nhạy cảm sẽ gây khó chịu và khiến mọi người không thể tận hưởng ăn uống.

Chúng ta có thể dễ dàng nhận biết dấu hiệu của răng nhạy cảm. Trong đó, dấu hiệu đầu tiên chính là tình trạng răng bị ê buốt khi ăn đồ ăn nóng hoặc uống đá, ăn kem lạnh. Thậm chí, một số trường hợp còn xuất hiện tình trạng tê, buốt răng khi tiếp xúc với môi trường lạnh có gió lùa hoặc khi đánh răng. Đôi khi chúng ta cũng có thể nhận biết răng nhạy cảm qua tình trạng răng đau nhói kèm giật dây thần kinh vùng mặt trong khoảng một vài phút.

Uống đá lạnh và ăn đồ nóng không còn là ác mộng nếu như biết các mẹo chăm sóc răng sau đây - Ảnh 1.

Có nhiều nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm, ví dụ như:

Ăn nhiều thực phẩm chứa acid: Các loại hoa quả có vị chua như cam, bưởi, chanh… chứa hàm lượng acid cao, ăn nhiều có thể gây xói mòn men răng, khiến răng nhạy cảm hơn nếu không vệ sinh răng miệng đúng cách.

Thường xuyên ăn thực phẩm chứa nhiều đường: Thực phẩm chứa nhiều đường tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn có hại phát triển, gây hại men răng, dẫn đến sâu răng và khiến răng yếu hơn.

Đánh răng mạnh: Đánh răng mạnh hay sử dụng bàn chải quá cứng có thể khiến nướu bị tổn thương và làm lộ lớp ngà răng, từ đó răng sẽ nhạy cảm với nhiệt độ hơn.

Dùng kem đánh răng không phù hợp: Thường xuyên dùng các loại kem đánh răng có thành phần làm trắng răng có thể làm mòn men răng và khiến răng nhạy cảm hơn.

Nhai đá, cắn kẹo cứng khiến răng vỡ nứt: Răng bị vỡ, nứt khiến ngà răng lộ ra, khiến các dây thần kinh trong răng dễ bị kích thích bởi nhiệt độ. Các vết nứt cũng là nơi chứa vi khuẩn có thể gây viêm nhiễm, khiến răng đau buốt.

Nghiến răng: Thói quen nghiến răng có thể mài mòn men răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Sâu răng: Sâu răng tạo ra các lỗ hổng trên răng. Các lỗ này phát triển sâu vào tuỷ răng sẽ kích thích các dây thần kinh trong răng, khiến răng trở nên nhạy cảm hơn.

Tụt nướu: Các bệnh lý răng miệng như bệnh nha chu có thể gây ra tình trạng tụt nướu, làm lộ ra lớp ngà răng và khiến răng nhạy cảm hơn.

Răng tăng độ nhạy với nhiệt độ gây khó chịu và bất tiện khi ăn uống. Vậy, làm thế nào để chăm sóc răng hiệu quả, giảm tình trạng ê buốt cho răng nhạy cảm?

Dưới đây là một số mẹo chăm sóc răng để đồ ăn nóng và nước đá lạnh không còn là "cơn ác mộng" với răng nhạy cảm.

Mẹo chăm sóc răng nhạy cảm

Thay đổi thói quen ăn uống

Hạn chế ăn những đồ ăn, thức uống có chứa nhiều đường hoặc acid để tránh gây hại cho men răng.

Uống đá lạnh và ăn đồ nóng không còn là ác mộng nếu như biết các mẹo chăm sóc răng sau đây - Ảnh 2.

Ảnh minh hoạ.

Đánh răng đúng cách

Chải răng miệng đúng cách ít nhất 2 lần/ngày trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy để hạn chế vi khuẩn. Nên dùng bàn chải có kích thước phù hợp và chất liệu mềm, chải răng nhẹ nhàng để tránh làm hại men răng.

Sử dụng nước súc miệng

Đánh răng và sử dụng chỉ nha khoa đơn thuần chỉ làm sạch khoảng 25% khoang miệng. Vi khuẩn vẫn có thể trú ngụ ở lưỡi, kẽ nướu và những nơi bị khuất khác trong khoang miệng, gây hại men răng, khiến răng nhạy cảm hơn. Nước súc miệng có thể len lỏi vào các vị trí khuất giúp loại bỏ vi khuẩn trong khoang miệng, góp phần bảo vệ men răng.

Uống đá lạnh và ăn đồ nóng không còn là ác mộng nếu như biết các mẹo chăm sóc răng sau đây - Ảnh 3.

Ngoài ra, súc miệng thường xuyên cũng giúp men răng chắc khỏe, ngăn ngừa mảng bám và giữ cho nướu khỏe mạnh và ngăn chặn tình trạng tụt nướu - một trong những nguyên nhân khiến răng trở nên nhạy cảm.

Riêng với răng nhạy cảm, mọi người nên chọn nước súc miệng chứa KNO3 (kali nitrat). Với cơ chế ức chế đầu mút thần kinh cảm giác đau trong răng, KNO3 sẽ giúp giảm tình trạng ê buốt răng của răng nhạy cảm. Đồng thời, người có răng nhạy cảm cũng không nên chọn nước súc miệng chứa cồn để tránh làm trầm trọng các triệu chứng của răng nhạy cảm và gây ra tình trạng khô miệng.

Mọi người chỉ cần súc miệng 30 giây, súc miệng 2 lần/ngày sau khi đánh răng đã có thể ngăn ngừa vi khuẩn trong toàn bộ khoang miệng, răng và nướu suốt một ngày dài và giảm thiểu tình trạng ê buốt răng.

Uống đá lạnh và ăn đồ nóng không còn là ác mộng nếu như biết các mẹo chăm sóc răng sau đây - Ảnh 4.

Ảnh minh hoạ.

Khám nha khoa định kỳ

Khám nha khoa định kỳ giúp kiểm tra và xử lý sớm các vấn đề sức khỏe răng miệng. Đặc biệt là khi xuất hiện cơn đau nhức răng kéo dài, hãy đến gặp nha sĩ để có phương án điều trị răng nhạy cảm phù hợp.

Listerine là nhãn hiệu súc miệng số 1 thế giới được FDI - Liên đoàn nha khoa thế giới khuyên dùng.

Với công thức chuyên biệt từ 4 loại tinh dầu tự nhiên diệt 99,9% vi khuẩn chỉ sau 30s. Giúp hơi thở thơm mát suốt 24h với loạt hương vị "trendy" và ngăn ngừa các vấn đề về răng miệng như mảng bám, viêm nướu, sâu răng, răng nhạy cảm... Săn ngay sản phẩm độc quyền với giá ưu đãi tại Shopee: https://bit.ly/LISTERINEVN

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại