Ung thư phổi có tỉ lệ mắc bệnh và tử vong hàng đầu, nhưng việc phòng bệnh vẫn không hiệu quả
Theo các bác sĩ trên kênh Sức khỏe (TQ), bệnh ung thư phổi là một trong những căn bệnh ung thư có tỉ lệ mắc bệnh cao và tỉ lệ tử vong đều cao do môi trường sống ngày càng ô nhiễm và lối sống của nhiều người chưa thực sự lành mạnh, đặc biệt là nhóm người hút thuốc lá.
Việc phát hiện bệnh ung thư phổi ở giai đoạn đầu vẫn có tỉ lệ khá thấp do người bệnh chưa ý thức được việc đi khám sớm và tự chủ động theo dõi sát sao tình hình sức khỏe của bản thân.
Việc phát hiện sớm bệnh ung thư phổi chính là chìa khóa giúp bạn tự cứu chính mình dưới sự hỗ trợ của bác sĩ và các thiết bị y tế, thuốc men hiện đại.
Các bác sĩ cho rằng, chỉ cần có 2 triệu chứng sớm nhất của bệnh ung thư phổi là cảm giác bị đau ngực, ho ra máu, đặc biệt là ở nhóm người hút thuốc thì cần phải cảnh giác với các triệu chứng sớm của ung thư phổi, vào viện khám là việc bạn nên ưu tiên hàng đầu.
Theo các chuyên gia, ung thư phổi được xem là một căn bệnh "vua của ung thư", vì nó đứng đầu trong tỷ lệ mắc ung thư và tỉ lệ tử vong trên toàn cầu. Mặc dù tỷ lệ tử vong gần như chiếm tới con số 100% chính là bệnh ung thư tuyến tụy, nhưng tỷ lệ mắc bệnh cao của ung thư phổi mới là điều đáng nói, vì chúng đã làm mất đi sức khoẻ và sinh mạng của rất nhiều người.
Các yếu tố nguy cơ ung thư phổi được các chuyên gia cho là hầu hết người dân đã được hiểu rõ, ví dụ như các yếu tố khói bụi, khói thuốc, ô nhiễm không khí và di truyền… có thể gây ung thư phổi với tỉ lệ cao. Nhưng ít người trong chúng ta biết rõ về các triệu chứng sớm của ung thư phổi, hoặc biết nhưng vẫn còn chủ quan, dẫn đến bệnh tiến triển nặng.
Mặc dù các triệu chứng sớm của ung thư phổi là không rõ ràng, nhưng khi một số bộ phận xuất hiện các tổn thương trên cơ thể, sẽ luôn có những triệu chứng bất thường dù ở mức độ nhiều hay ít khác nhau.
Nhiều người có thể cảm nhận được sự thay đổi của bản thân, nhưng cũng có nhiều người khác không để ý, không cảm nhận rõ, hoặc có nhận thấy nhưng thờ ơ.
1. Triệu chứng không điển hình
Hầu hết các bệnh ung thư không có triệu chứng điển hình trong giai đoạn đầu của bệnh.
Phổi là một thành phần quan trọng trong hệ hô hấp của cơ thể chúng ta. Do đó, khi một phần của bệnh ung thư xuất hiện, các triệu chứng và nguyên nhân gây ra thường liên quan chặt chẽ đến việc "hít thở".
Bệnh nhân thường xuất hiện triệu chứng bệnh mãn tính, ví dụ như ho tái phát, khó thở, thở khò khè, và thậm chí đờm có máu, đau ngực và đau lưng… ngoài ra sẽ có thể kèm theo dấu hiệu sụt cân, mệt mỏi, suy nhược, sốt không rõ nguyên nhân và các hiện tượng khác.
2. Phân loại ung thư phổi: Ung thư ngoại vi và ung thư trung tâm
Ung thư phổi chủ yếu được chia thành 2 loại chính gồm ung thư trung tâm và ung thư ngoại vi.
Các khối u phổi ngoại vi có thể liên quan đến phần màng phổi, gây ra những thay đổi trong lồng ngực, có thể dẫn tới triệu chứng khó chịu như đau ngực. Nếu bệnh cứ để tự phát triển thêm theo thời gian, màng phổi có thể xuất hiện các tổn thương, dẫn đến tràn dịch màng phổi.
Nếu nó là một khối u phổi trung tâm, các triệu chứng sẽ xuất hiện sớm hơn một chút. Nếu chúng phát bệnh ở vùng phế quản, sẽ có các triệu chứng như ho, khó chịu ở ngực hoặc ứ máu.
Hơn nữa, cùng với sự suy thoái của các tế bào trong khối u và sự khởi đầu phát triển của các khối u của bệnh khi tiến triển (tế bào cũ chết, tế bào ung thư mới tiếp tục sinh ra), bệnh nhân có thể xuất hiện thêm các triệu chứng trướng tĩnh mạch, ở mức độ nặng hơn còn xuất hiện triệu chứng co thắt quá mức, sưng mặt và các triệu chứng khác.
Trong giai đoạn đầu của bệnh ung thư phổi, bất kỳ ai trong chúng ta cũng rất khó để phát hiện bản thân có mắc bệnh hay không. Vì vậy, nếu không đi kiểm tra định kỳ, rất dễ bỏ lỡ thời gian phát hiện và điều trị.
Trong giai đoạn bệnh tiến triển, tiên lượng về việc điều trị và chữa lành sẽ trở nên tồi tệ hơn.
Trong trường hợp phổ biến nhất của ung thư phổi không tế bào nhỏ, tỷ lệ sống 5 năm cho giai đoạn IV (cuối) chỉ là 1%.
Vì vậy, nếu bạn cảm thấy bản thân mình có yếu tố liên quan hoặc đang tiếp xúc lâu dài với các yếu tố nguy cơ, những người có tiền sử gia đình có người mắc ung thư phổi hoặc bản thân có bệnh về phổi, đang có sự tổn thương phổi ở bất kỳ mức độ nào thì nên chú ý đến những thay đổi trong các triệu chứng đã nêu ở trên.
Nếu có bất kỳ một trong số các triệu chứng nghi ngờ, hoặc bạn đã ở giai đoạn sau tuổi 40, cần phải đến bệnh viện để khám sàng lọc toàn diện định kỳ để phòng bệnh hiệu quả hơn.
*Theo Ung thư/Health39