Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay

Linh Chi |

Hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn, nên có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó chữa.

Ung thư đại tràng là bệnh lý có tỷ lệ tử vong đứng thứ hai (sau ung thư phổi) trong các loại ung thư tại Mỹ. Mỗi năm trên toàn thế giới có gần một triệu ca mới mắc bệnh, chiếm từ 9-10% trong các loại ung thư.

Khảo sát cho thấy, những người có thói quen ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh thường có nguy cơ cao mắc bệnh ung thư đại tràng. Tại Anh, ung thư đại tràng được xem là căn bệnh phổ biến thứ 4.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 1.

Tiến sĩ Carol Burke, Chủ tịch Đại học Gastroenterology (Mỹ) cho hay: "Ung thư đại tràng là bệnh hoàn toàn có thể phòng ngừa được. Điều này cũng phụ thuộc vào quá trình kiểm tra bệnh, lối sống lành mạnh của bệnh nhân".

3 triệu chứng chính của ung thư đại tràng

1. Đi đại tiện ra máu liên tục trong phân, điều này có thể bắt nguồn từ thói quen ăn uống hoặc các tổn thương bên trong ruột. Nếu nguyên nhân là do ung thư đại tràng, phân qua khối u không chỉ làm cho chúng thay đổi về kích cỡ mà chúng còn gây nên hiện tượng chảy máu.

2. Thay đổi thói quen đi đại tiện, thường xuyên đi nặng hơn với tình trạng phân lỏng. Bên cạnh đó, đi ngoài phân nhỏ kèm táo bón cũng chứng tỏ đường đào thải phân đã gặp phải những vật cản khác như khối u trong đại tràng, làm cho hình dạng và kích cỡ của phân bị biến dạng, thay đổi.

3. Đau bụng dai dẳng. Khi khối u phát triển trong đại tràng có thể làm cản trở đường ruột, gây ra những cơn đau do co thắt ở dạ dày mức độ nặng nhẹ tùy thuộc vào sự phát triển của khối u.

Khi có các dấu hiệu nói trên, bạn nên đi xét nghiệm ung thư đại tràng càng sớm càng tốt.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 2.

Ngoài ra, ung thư đại tràng còn một số biểu hiện khác như giảm cân không rõ lý do, cảm thấy rất mệt mỏi mọi lúc, thấy buồn nôn hoặc nôn.

Tuy nhiên, hầu hết các dấu hiệu sớm của ung thư đại tràng thường không rõ ràng hoặc dễ bị nhầm lẫn, nên có rất nhiều trường hợp chẩn đoán bệnh ở giai đoạn muộn, khó chữa.

Bên cạnh đó, một số dấu hiệu của các chứng bệnh thông thường khác cũng có thể dễ bị nhầm lẫn là ung thư đại tràng:

- Máu trong phân kèm theo triệu chứng đau, chảy máu có thể là do bệnh trĩ

- Đau bụng, táo bón có thể do thay đổi thói quen ăn uống và bạn có thể khắc phục bằng cách uống thuốc nhuận tràng theo chỉ định của bác sĩ.

Nguyên nhân chính xác nào dẫn đến ung thư đại tràng?

Mặc dù chưa thể xác định chính xác nguyên nhân gây ra ung thư đại tràng, tuy nhiên có thể kể đến một số yếu tố nguy cơ sau:

Tuổi: Gần 9/10 trường hợp bị ung thư đại tràng thuộc độ tuổi từ 60 trở lên

Chế độ ăn uống: Chế độ ăn nhiều thịt đỏ, thịt chế biến và ít chất xơ có thể làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Trọng lượng: Ung thư đại tràng phổ biến hơn ở những đối tượng thừa cân và béo phì

Tập thể dục: Không hoạt động, ít tập thể dục cũng làm tăng nguy cơ ung thư đại tràng

Uống rượu và uống thuốc: Các nghiên cứu khoa học cũng chứng minh, những người có thói quen uống rượu và hút thuốc dễ bị ung thư đại tràng hơn bình thường.

Tiền sử gia đình: Ung thư đại tràng cũng có liên quan đến tiền sử gia đình. Nếu gia đình bạn có những người có quan hệ họ hàng gần gũi (bố, mẹ, anh trai hay em gái) bị ung thư đại tràng, thì bạn cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao hơn. Trong trường hợp này, các chuyên gia khuyên bạn nên đi tầm soát ung thư định kỳ ở độ tuổi 50 trở ra.

Bên cạnh đó, ở một số người cũng có nguy cơ bị ung thư đại tràng cao do mắc viêm loét dạ dày mãn tính hoặc bệnh Crohn đại tràng kéo dài hơn 10 năm.

Các giai đoạn phát triển ung thư đại tràng

Giai đoạn sớm: Ở giai đoạn này khối u ung thư vẫn chưa phát triển ra ngoài lớp niêm mạc của đại tràng hoặc trực tràng. Giai đoạn này các triệu chứng thường không biểu hiện, còn gọi là giai đoạn ung thư biểu mô tại chỗ.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 3.

Giai đoạn 1: Ung thư đã phát triển ra ngoài lớp niêm mạc, nhưng chưa tràn ra ngoài thành đại tràng

Giai đoạn 2: Ung thư phát triển qua thành đại tràng nhưng chưa có dấu hiệu lây lan đến các mạch bạch huyết gần đó.

Giai đoạn 3: Ung thư đã lan tới các mạch bạch huyết gần đó nhưng chưa di căn đến các bộ phận khác của cơ thể.

Giai đoạn 4: Ung thư đã di căn đến các bộ phận ở xa như gan hoặc phổi.

Điều trị ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có thể được điều trị bằng cách sử dụng nhiều phương pháp điều trị khác nhau, tuỳ thuộc vào vị trí khối u ung thư và kích thước nó phát triển trong đại tràng ra sao.

Các phương pháp điều trị ung thư đại tràng gồm:

Phẫu thuật: Cắt bỏ phần ruột bị khối u ung thư tấn công. Đây được xem là phương pháp hiệu quả nhất điều trị ung thư đại tràng.

Ung thư đại tràng khó phát hiện, dễ nhầm lẫn: Thấy dấu hiệu này thì phải đi khám ngay - Ảnh 4.

Hoá trị liệu: Phương pháp này dùng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Giúp cải thiện tiên lượng sống còn của bệnh nhân và làm giảm nguy cơ tái phát bệnh sau mổ.

Xạ trị: Phương pháp dùng bức xạ để tiêu diệt các tế bào ung thư.

Phương pháp điều trị sinh học: Phương pháp dùng một loại thuốc mới tiêm trực tiếp vào tĩnh mạch để làm tăng hiệu quả hoá trị liệu và ngăn ngừa sự lây lan của các tế bào ung thư.

Điều trị sau ung thư đại tràng

Ung thư đại tràng có thể ảnh hưởng đến cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân theo nhiều cách khác nhau, tuỳ thuộc vào giai đoạn và hướng điều trị bệnh nhân đang áp dụng.

Để giảm bớt gánh nặng và áp lực bệnh tật trong quá trình điều trị, tốt nhất bạn nên chia sẻ nhiều hơn với gia đình và bạn bè.

Chăm sóc bản thân nhiều hơn, không cố làm việc quá sức, tránh xa các đồ uống có cồn và thuốc lá.

*Theo NHS/Dailymail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại