Theo RT, Đan Mạch trước đó cho biết đã gửi loại vũ khí này cho Kiev vào tháng 5 vừa qua. Theo ông Alexey Reznikov, khả năng phòng thủ ven biển của Ukraine đã được tăng cường nhờ các hệ thống Harpoon cực kỳ hiệu quả.
Những hệ thống này cùng với tên lửa Neptune do Ukraine sản xuất đã buộc "hạm đội của đối phương phải giữ khoảng cách để tránh kết cục tương tự như soái hạm Moskva thuộc Hạm đội Biển Đen của Nga".
Một tổ hợp bệ phóng tên lửa hành trình trên boong tàu USS Milius. Ảnh: AFP
Tàu tuần dương Moskva của Nga bị chìm vào giữa tháng 4 vừa qua. Các quan chức Ukraine tuyên bố các lực lượng nước này đã tấn công và đánh chìm con tàu bằng tên lửa Neptune. Nhưng Nga cho biết, một đám cháy đã gây thiệt hại nặng nề cho con tàu sau đó tàu bị chìm do gặp bão khi đang được kéo về bờ.
Ông Alexey Reznikov từng đánh giá cao sự kết hợp giữa hai tên lửa Harpoon và Neptune, cho rằng sự kết hợp này sẽ cho phép Ukraine "giải phóng và giúp Biển Đen an toàn trở lại".
Dòng tên lửa Harpoon do tập đoàn McDonnell Douglas phát triển có thể được bắn bằng nhiều bệ phóng khác nhau. Đan Mạch đang vận hành các khẩu đội tên lửa RGM-84L-4 Harpoon Block II có tầm bắn 130 km. Còn Neptune là phiên bản cải tiến của tên lửa Kh-35 của Ukraine có từ thời Liên Xô với tầm bắn 280 km./.