Theo trang tin Defense Express dẫn tin, Bộ Quốc phòng Lithuania đang tiến hành chuyển nhiều lựu pháo M101 đến Ukraine nhằm thực hiện cam kết hỗ trợ Kiev đối phó với chiến dịch quân sự đặc biệt của Nga.
Hình ảnh lựu pháo M101 được vận chuyển sang Ukraine. Ảnh: BQP Lithuania
Lựu pháo M101 do Mỹ nghiên cứu, chế tạo và sản xuất trong giai đoạn từ năm 1941 bởi nhà máy chế tạo đại bác Rock Island Arsenal.
Với độ chính xác cao, kích thước nhỏ gọn hơn so với dòng pháo cùng loại khác, M101 chủ yếu được sử dụng để yểm trợ bộ binh tiến công. Bên cạnh đó, tính cơ động cho phép lựu pháo này có khả năng lẩn tránh đợt phản pháo của đối phương.
M101 do Mỹ sản xuất. Ảnh: Flickr |
Lựu pháo này có trọng lượng 2.2 tấn; chiều dài 5.9m, chiều rộng 2.2m, chiều cao 1.7m. Trong đó độ dài nòng pháo đạt 2.3m. M101 có khoảng cách bắn tối đa lên tới 11.2km với gia tốc đầu nòng đạt 472 m/s.
M101 khai hỏa. Ảnh: Wiki |
Pháo sử dụng cỡ đạn 105x372R, độ nâng nòng pháo đạt từ -5 đến +66 độ, góc xoay nòng đạt 46 độ cho phép M101 linh hoạt trong việc ngắm bắn các mục tiêu.
Càng pháo có thể xếp mở cơ động. Ảnh: Weaponsystems
Pháo sở hữu bộ càng có thể xếp mở cơ động, thiết bị chống giật thủy lực, khóa nòng trượt theo phương ngang và cơ chế nạp đạn riêng biệt.
Với độ chính xác cao và hỏa lực mạnh pháo chủ yếu được sử dụng để yểm trợ bộ binh tiến công.
M101 sử dụng phương tiện di chuyển hai bánh, bên cạnh đó còn được trang bị một tấm khiên kim loại bảo vệ phi hành đoàn 8 người khỏi hỏa lực vũ khí nhỏ và mảnh đạn pháo bắn ra từ vòng cung phía trước.
M101 bắn được nhiều loại đạn 105mm, tầm bắn tối đa là 11,5 km với đạn tiêu chuẩn và 15,1km với đạn hỗ trợ tên lửa. Tốc độ bắn tối đa là 10 viên/phút, giảm xuống còn 3 viên/phút trong thời gian bắn duy trì.
Dù đã ra đời đã lâu nhưng lựu pháo M101 105mm này vẫn được tin dùng bởi quân đội của nhiều quốc gia. Ảnh:Chosul |